Sinh sản nhân tạo cá rô đồng với tỷ lệ cá cái cao
Cá rô đồng hiện đang được nuôi khá phổ biến ở ĐBSCL. Nguồn giống hiện nay chủ yếu do các trung tâm giống sử dụng phương pháp sinh sản nhân tạo cung cấp. Nhưng bình thường thì tỷ lệ cá đực và cá cái tương đương nhau (mỗi loại 50%). Nuôi cá rô đồng với mục đích lấy thịt mà trong đàn cá giống có nhiều cá đực thì không kinh tế vì cá đực có đầu to, mình dẹt và dài, tỷ lệ thịt thấp, bán không được giá. Trong cùng điều kiện nuôi thâm canh, sau 5 - 6 tháng nuôi cá cái thường đạt trọng lượng từ 120 - 150 g, còn cá đực chỉ đạt 60 - 70 g. Vì vậy người nuôi cá rô đồng thương phẩm thường thích đàn cá giống có tỷ lệ cá cái cao.
Cũng tương tự trường hợp sản xuất cá rô phi toàn đực, cách đơn giản và mau cho kết quả là dùng hormon pha vào thức ăn hoặc pha vào nước để tắm cho cá. Tuy nhiên, giá hormon sinh dục cái khá cao, ảnh hưởng đến giá thành con giống. Mặt khác, các loại hormon steroid hoặc hormon tổng hợp nhân tạo cùng tính năng là những chất có thể gây ung thư, khiến người tiêu dùng lo ngại.
Trong quá trình “cái hóa” cá rô, những cá cái được nuôi thịt không tiếp xúc với hormon trong suốt quá trình sống cho đến khi thu hoạch. Cách làm như sau: trước hết, phải tạo những “cá đực đặc biệt” (neomale): đó là cá mang bộ nhiễm sắc thể cái (XX) biến thành đực nhờ được xử lý khi còn non bằng hormon sinh dục đực methyltestosteron (MT). Về lý thuyết, trong đàn cá toàn đực được xử lý bằng MT sẽ có khoảng một nửa là những cá đực đặc biệt, một nửa là cá đực bình thường. Cá đực bình thường (mang các nhiễm sắc thể sinh dục XY) có đàn con F2 gồm nửa đực và nửa cái. Cá đực đặc biệt (XX) có đàn con F2 gồm hầu như toàn cái. Chính đàn con F2 gồm toàn cái ấy được ươm thành cá giống để nuôi thịt.
Làm thế nào phân biệt cá đực bình thường XY với cá đực đặc biệt XX? Phải kiểm tra chúng (từng cá thể) qua tỷ lệ đực cái của đàn con F2. Như đã nói ở trên, đàn con F2 của cá đực đặc biệt hầu như gồm toàn cái.
Nuôi và kiểm tra đàn con là công đoạn mất nhiều thời gian và công sức nhất: phải nuôi từng đàn con riêng rẽ cho đến thời điểm kiểm tra được theo tuyến sinh dục, đồng thời phải giữ lại từng con cá bố của mỗi đàn con để sử dụng tiếp, tuyệt đối không được để lẫn lộn cá cái, đực đã cho các đàn con F2. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những cá đực đặc biệt cho thế hệ con với tỷ lệ cá cái từ 82 đến 95%, trong khi ở điều kiện sản xuất bình thường tỷ lệ cá cái chỉ khoảng 40%.
Cơ sở nghiên cứu hiện lưu giữ hàng trăm cá đực đặc biệt thuộc thế hệ thứ hai. Quy trình sạch sản xuất cá rô đồng thịt toàn cái có thể đưa được vào thực tiễn.
Tỷ lệ cái chưa đạt được 100% có thể là vì sự hình thành tuyến sinh dục của cá rô, ngoài các nhiễm sắc thể sinh dục, còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường, trong đó có nhiệt độ ươm.
Nguồn khoahoc.kiengiang.gov.vn
Các bài viết khác...
- - Nuôi cá lóc trong bạt nylon
- - Nuôi thủy sản mùa lạnh
- - Phát hiện 12 loài cá nước ngọt mới tại Việt Nam
- - Nuôi ghép cá thát lát còm với cá sặc rằn trong ao đất
- - Cho cá rô đầu vuông sinh sản nhân tạo
- - Hệ thống nuôi thủy sản sạch "ra mắt" tại Việt Nam
- - BMP- con đường phải đi cho con cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long
- - Lưu ý khi nuôi cá kèo
- - Nuôi cá chạch thu 20 triệu/tháng
- - Điều trị bệnh liên cầu khuẩn ở cá rô phi đơn tính
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...