Nuôi thủy sản phía Nam, thất bại chủ yếu từ con giống
LTS: Ròng rã suốt 1 tháng qua, NNVN đăng tải loạt bài: Chúng tôi từng thất bại. Thực hiện chuyên đề này, chúng tôi mong muốn chuyển tải đến bạn đọc một vài điểm cố hữu trong đầu tư nông nghiệp, tất nhiên trong đó bao gồm cả những rủi ro thường thấy. Làm nông nghiệp thì vô cùng, ai dám chắc điều gì phía trước? Chỉ có điều chắc chắn rằng, sau một thất bại bao giờ cũng sẽ có những thành công. Đó là điều mà những nhà làm chính sách luôn nghĩ tới, cần kịp thời động viên, chia sẻ, vì thực ra, người thất bại là người tiên phong.
Tạm kết thúc chuyên đề này, NNVN xin nêu ý kiến của ông Phạm Văn Tình, PGĐ Trung tâm KN-KN Quốc gia phụ trách khu vực phía Nam, phân tích một vài vấn đề trong nuôi thủy sản ở Nam bộ hiện nay.
Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này một cách hệ thống hơn, trong thời gian sớm nhất.
Trong các nguyên nhân thường dẫn đến thất bại của nghề nuôi thủy sản ở Nam Bộ như là giá cả, thiên tai, kiến thức… ông thấy nguyên nhân nào là chủ yếu?
Chẳng có nguyên nhân nào cả (cười). Coi chừng lại suy diễn sách vở. Khác với miền Bắc và miền Trung, thiên nhiên Nam Bộ hài hòa, cũng lũ lụt đấy nhưng với mực nước dâng 2 cm/ngày thì khó có thể quy kết. Cũng có bão, nhưng rất họa hoằn, từ năm 1975 tới nay mới có 2 cơn. Bão vào Nam Bộ lại thường cuối mùa nên mưa đi theo bão cũng không thể nói là mang theo chất độc từ bờ đổ xuống ao khiến cho thủy sản bị chết. Thi thoảng có những cơn gió mùa đông bắc xô thủy triều đỏ từ Bình Thuận vào nhưng thường rất ngắn chỉ ảnh hưởng tới các bãi nghêu tự nhiên. Giá cả, sản lượng tiêu thụ cũng trồi sụt nhưng vẫn nằm trong phạm vi điều chỉnh chứ không thể gọi là khủng hoảng dẫn đến phá sản.
Đối tượng nuôi của
Đối tượng nuôi ở Nam Bộ lớn nhất là tôm và cá tra. Ngoài ra còn có nhiều con khác như là basa, rô phi, bống tượng, cá chình, rô đồng, cá lóc, cá trê… chúng ta có thể đề cập đến từng con một.
Rô phi: Có 2 loại: Rô phi đen và rô phi đỏ. Rô phi đỏ còn gọi là cá diêu hồng thì chỉ dùng cho thị trường nội địa là chính nên sản lượng không lớn. Loại cá này chủ yếu được nuôi trên sông Đồng Nai, Tiển Giang, rủi ro có thể chủ yếu là nhiễm độc do chất thải của các nhà máy ven sông. Rô phi đen thì vẫn chưa xuất khẩu được vì cá của VN chỉ nặng từ 300 – 500 gr/con, trong lúc hàng xuất khẩu phải đạt trên 0,8 kg/con trở lên. Giá rô phi đen trên thế giới rất ổn định ở mức thấp nên nuôi lời không nhiều. Trung Quốc, Đài Loan là cường quốc xuất khẩu rô phi đen vì có giống tốt hơn, kỹ thuật cao hơn, nhưng điều cơ bản là họ chấp nhận lời ít nhưng bền vững.
Cá basa: Hiện nay bè cá basa không còn lại bao nhiêu vì giá thành cao, phi lê thấp chỉ để phục vụ cho thị trường nội địa (mà chủ yếu cho phía
Cá tra: Được nuôi trên ao với diện tích lớn. Không có dịch bệnh nghiêm trọng và đều có thể phòng trừ, nếu như nuôi mật độ vừa phải và có con giống chất lượng tốt. Rủi ro lớn nhất là sức tiêu thụ và thức ăn không đảm bảo chất lượng. Điều đấy nói rủi ro cũng không hẳn vì thị trường luôn có sự tự điều chỉnh, còn thức ăn thì đã là người nuôi cá hàng hóa thì phải biết thức ăn nào đạt chất lượng, thức ăn nào không. Hai năm trước nhiều người nói giá xuống thấp nuôi cá tra bị lỗ, thực ra lỗ là do cung vượt cầu, cá nuôi quá lứa mà chưa bán được nên bị lỗ.
Cá chình: Có 2 loại. Loại cá chình đang được bán trong các nhà hàng VN hiện nay là nhập khẩu từ Trung Quốc, giá trị thấp. Loại cá chình bông của VN có giá cao từ 280.000 – 400.000 đ/kg, gấp đôi giá cá chình Trung Quốc nên thị trường nội địa ít chấp nhận và được vét bằng hết cho xuất khẩu. Do giống cá chình bông được khai thác tự nhiên từ các đầm phá ven biển miền Trung (nhiều nhất là Quảng Bình, Bình Định) nên nguồn cung và giá cả không ổn định. Vùng nuôi lớn nhất cá chình là Cà Mau đã thành truyền thống nên gần như ít rủi ro.
Bống tượng: Hơn chình là đã sản xuất được giống nhưng quy mô nuôi bống tượng không lớn. Giống như chình, bống tượng phải nuôi lâu, ít nhất phải 2 năm, giá cả cũng không ổn định chủ yếu XK cho Hồng Kông.
Nghêu: Nghêu hiện rất có giá, nguồn cung bao giờ cũng thiếu nhưng VN chúng ta hiện nay chưa nuôi được nghêu mà chỉ khoanh giữ một số bãi biển ở
Ngoài ra còn có một số vật nuôi khác như cá lóc, rô đồng, thát lát… nhưng diện tích nuôi đều nhỏ bé, dịch bệnh không đáng kể.
Sản lượng tôm của
Không cứ phải tôm, đối tượng vật nuôi rất mẫn cảm, khó nuôi mà cả với những đối tượng dễ nuôi như các loại cá vẫn có nhiều người phá sản. Tuy nhiên nhìn lại những người thất bại đều thuộc loại “thấy người ăn khoai thì cũng vác mai đào” làm ăn theo kiểu chụp giựt không biết mình ở đâu, hạng nào, không biết thị trường, không rành kỹ thuật, không biết tổ chức, ít vốn liếng… Nói chung họ đều là người nuôi thủy sản không chuyên nghiệp. Không chuyên nghiệp mà nuôi tôm, cá hàng hóa thì khác nào đánh bạc, thua nhiều hơn thắng. Còn những người chuyên nghiệp, tâm huyết thì họ luôn nghĩ đến việc bền vững và gần như chưa phát hiện trường hợp nào thất bại. Riêng với tôm, kể cả 3 loại tôm sú, tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh thì mức độ rủi ro cao hơn. Về mặt kỹ thuật, có 5 nguyên nhân thường dẫn đến thất bại, một là công tác chuẩn bị, cải tạo ao chưa tốt (với người nuôi không chuyên nghiệp thường bỏ qua), hai là chưa gây được màu nước đúng, ba là chưa chọn lựa được giống tốt, bốn là thiếu trang thiết bị và năm là thức ăn không đảm bảo chất lượng. Trong 5 nguyên nhân trên thì việc chưa lựa chọn được giống tốt là nguyên nhân số 1 dẫn đến nuôi không hiệu quả hoặc thất bại.
Hiện có rất nhiều cơ quan kiểm tra chất lượng tôm giống?
Việc kiểm tra chất lượng giống hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc phát hiện có hay không có mầm một số bệnh cơ bản nhưng chưa thể kết luận được tôm giống đó có đạt chất lượng hay không. Ví dụ tiêu chuẩn của PL 15 là có độ dài 12-13 mm và đuôi bắt đầu xòe. Tiêu chuẩn như thế nhưng khi kiểm tra và người mua không thể xác định được đó là PL 15, PL 16, 17 hay 18.
Tôm sú: Do giá giống ở mức thấp trong nhiều năm liền nên các trại giống khai thác lạm dụng tôm bố mẹ, thay vì chỉ cho đẻ 2-4 lứa thì đã cho đẻ 9, 10 thậm chí 15-16 lứa. Thức ăn thay vì phải cho Artemia có HUFA >5 mg/gr giá 1 triệu/kg thì họ lại mua Artemia Mỹ HUFA chỉ 2,3 – 4 mg/gr giá 600.000 – 700.000 đ/kg. Thay vì phải cho 6 kg Artemia/1 triệu PL thì họ giảm xuống chỉ còn 2-3 kg. Chính vì vậy, tôm giống có chất lượng thì giá phải 40 – 50 đ/con nhưng rất nhiều cơ sở đang bán với giá 10 – 20 đ/con (nhưng vẫn nhiều người mua).
Tôm thẻ chân trắng: Nguồn bố mẹ chủ yếu được mua từ Hawai và Thái Lan. Do điều kiện nuôi nhốt từ nơi cung cấp nên dễ bị cận huyết lại đẻ nhiều lứa nên nuôi chậm lớn, nếu giống có chất lượng thì sau 3 tháng nuôi đã đạt 80 con/kg nhưng nhiều nơi nuôi chỉ đạt 110 con/kg.
Tôm càng xanh: Diện tích TCX đang tăng vì ít bệnh tật hơn nhưng nguồn giống phần lớn được nhập từ Trung Quốc. Bố mẹ của TCX Trung Quốc chỉ 10-15 gr/con, trong lúc bố mẹ TCX của VN từ 30- 50 gr/con. Do giá rẻ nên vẫn có nhiều người mua giống TQ. Một số cơ sở cung ứng giống không uy tín lại hay thậm thụt, lẫn lộn giữa tôm TQ với VN. Nếu người nuôi biết đặt hàng 70.000 – 90.000 con/kg thì chỉ có giống VN, còn nếu lên tới 120.000 – 130.000 con/kg thì đích thị là giống TQ. Nếu giống TQ thì sau khi nuôi 6 tháng mới đạt 50-60 con/kg, trong lúc giống VN đạt 30-40 con/kg.
Người nuôi thủy sản thường có bị lừa không?
Không nói đến chuyện lừa đảo phạm pháp vì ở bất cứ một lĩnh vực nào cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên vẫn thường xảy ra hiện tượng người nuôi thủy sản bị phỉnh mua những vật tư không cần thiết làm tăng giá thành. Bị phỉnh có thể do bị quảng cáo quá nhiều, bị phỉnh có thể do đội ngũ tiếp thị “nổ”, ví dụ vẫn còn người mua Zeoline để làm sạch ao trong lúc mình đã sử dụng các chế phẩm vi sinh, môi trường đã được quản lý tốt; Thức ăn mình đã mua đúng, đủ nhưng vẫn mua thêm khoáng, vi lượng…
Ông có lời khuyên nào cho người chuẩn bị đầu tư?
Phải trở thành chuyên nghiệp. Phải đi học bài bản cả lý thuyết và thực hành. Phải giao lưu để học hỏi lẫn nhau. Phải liên kết để bảo vệ và nâng đỡ lẫn nhau.
Xin cảm ơn ông!
Các bài viết khác...
- - Nuôi cá lóc trong bạt nylon
- - Nuôi thủy sản mùa lạnh
- - Phát hiện 12 loài cá nước ngọt mới tại Việt Nam
- - Nuôi ghép cá thát lát còm với cá sặc rằn trong ao đất
- - Cho cá rô đầu vuông sinh sản nhân tạo
- - Hệ thống nuôi thủy sản sạch "ra mắt" tại Việt Nam
- - BMP- con đường phải đi cho con cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long
- - Lưu ý khi nuôi cá kèo
- - Nuôi cá chạch thu 20 triệu/tháng
- - Điều trị bệnh liên cầu khuẩn ở cá rô phi đơn tính
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...