Kỹ thuật nuôi sinh sản cá sặc gấm
Cá sặt gấm có màu sắc rực rỡ hơn các loại cá sặc khác. Thân hình có sọc màu xanh dương, xanh lục hay hồng đỏ, vây đỏ, trông chúng như phát sáng lấp lánh trong hồ. Hiện cá được nuôi kiểng khắp nơi, là loại cá hiền, dễ nuôi với ngay cả những người chưa bao giờ nuôi cá kiểng.
Có thể nuôi trong hồ kiếng, bình thủy tinh, hồ xi măng... không cần bơm oxy giống như cá bảy màu. Cá dễ nuôi ghép với các loại cá khác, hoạt động của chúng lặng lẽ, nhẹ nhàng. Muốn hồ đẹp nên thả ít rong, tiểu cảnh, giá thể trú ẩn. Thức ăn của chúng thường là tảo, giáp xác, côn trùng, trùn chỉ, lăng quăng, bobo, thức ăn công nghiệp... Nếu nuôi số lượng lớn để kinh doanh, có thể áp dụng phương pháp gây màu nước tạo thức ăn. Nước nuôi cá sặt gấm cần pH từ 6,5 - 7, trong sạch. Sau 5 tháng tuổi, cá có thể sinh sản, thường vào mùa mưa.
Theo hướng dẫn của Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư TP.HCM, để nuôi sinh sản (kinh doanh cá kiểng...), cá sặc gấm sinh sản như cá sặt thông thường: cá đực làm tổ bằng bọt khí và thực vật trên bề mặt nước. Cá cái mỗi lần đẻ khoảng 800 - 1.500 trứng. Khi thấy cá đực làm tổ, cần theo dõi vì một số con đực rất hiếu chiến, chúng sẽ tấn công những con khác rất dữ dội. Cần can thiệp bằng cách vớt cá ra ngay, hoặc tạo thêm giá thể làm nơi trú ẩn. Bể đẻ kích cỡ 80 x 20 x 20 cm hoặc nhỏ hơn, nên để một cây bèo hoặc vật nổi có đường kính chừng 5 cm để làm chỗ bám cho tổ bọt. Nếu cho đẻ tự nhiên trong ao, cá đực thành thục sẽ tự làm tổ bằng bọt, và tự bắt cặp với một cá cái đã thành thục. Một số cặp khi chuẩn bị đẻ thường hay nhảy cao khỏi mặt nước, có thể bị rớt ra ngoài bể và chết. Cần theo dõi và chăm sóc kỹ bể cá đẻ, khi cá cái đẻ, cá đực ép mình vòng quanh cá cái và sự sinh sản kéo dài nhiều đợt. Trứng cá sau khi thụ tinh được ấp trong tổ bọt nổi, tổ cá lúc này đã được giữ chắc nhờ dựa vào thành của bể hoặc một cây thủy sinh sát bờ.
Sau khi cá cái đẻ xong, cần tách ra khỏi tổ để tránh bị cá đực sát hại. Cá đực chăm sóc trứng và cá con, đến ngày thứ tư thì có thể tách cá đực ra nuôi riêng, hoặc có thể tách ổ trứng sang bể ấp mới. Trứng thụ tinh nở sau 24 - 36 giờ. Cá bột bắt đầu bơi sau khi nở 2 - 3 ngày, lúc này cá có thể ăn được thức ăn tự nhiên như tảo, ấu trùng giáp xác hay lòng đỏ trứng gà luộc chín. Sau 1 – 2 tháng cá con có thể ăn trùn chỉ hoặc thức ăn tổng hợp có hàm lượng đạm cao. Cần lưu ý thức ăn trong bể phải đảm bảo đầy đủ, không dư thừa làm nước ô nhiễm gây bệnh cho cá.
Nguồn : KHPT.com.vn
Các bài viết khác...
- - Nuôi cá lóc trong bạt nylon
- - Nuôi thủy sản mùa lạnh
- - Phát hiện 12 loài cá nước ngọt mới tại Việt Nam
- - Nuôi ghép cá thát lát còm với cá sặc rằn trong ao đất
- - Cho cá rô đầu vuông sinh sản nhân tạo
- - Hệ thống nuôi thủy sản sạch "ra mắt" tại Việt Nam
- - BMP- con đường phải đi cho con cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long
- - Lưu ý khi nuôi cá kèo
- - Nuôi cá chạch thu 20 triệu/tháng
- - Điều trị bệnh liên cầu khuẩn ở cá rô phi đơn tính
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...