Nuôi cá chạch thu 20 triệu/tháng
Anh Nguyễn Huy Lưỡng, người đầu tiên chúng tôi gặp, cho hay: Năm 2004, nhờ chủ trương dồn điền đổi thửa anh được giao 2 mẫu (Bắc bộ) trong đó có 7 sào đất cấy lúa, 4 sào ao thả cá mè, cá chép, còn lại anh làm trại nuôi heo, trồng bưởi Diễn. Sau một năm cấy lúa, qua tính toán trừ chi phí thấy không lời bao nhiêu.
Đang loay hoay với mấy sào lúa tình cờ anh đọc báo thấy giới thiệu các mô hình nuôi cá kèo ở Nam bộ, anh chợt nghĩ nuôi cá chạch khác gì cá kèo, mình thử nuôi xem sao? Sau nhiều đêm trăn trở anh quyết định chuyển sang nuôi cá chạch trong ruộng lúa. Lúc đầu anh vừa đi bắt và mua được 7 – 8 kg cá chạch giống, do thiếu kinh nghiệm, bờ bao không chắc chắn, trời mưa cá chạch theo đường nước chảy đi gần hết. Rút kinh nghiệm từ vụ cá chạch đầu tiên, anh mạnh dạn vay vốn đầu tư xây bờ bao (xây từ đáy ruộng lên, có thể cao từ 80cm - 1m) với tổng diện tích 7 sào để nuôi cá chạch.
Anh chia sẻ kinh nghiệm: Nuôi cá chạch rất dễ, ai nuôi cũng được, khi thả giống cần chọn những con to khoẻ, đồng đều không bị trầy. Lưu ý mua của những người bắt ngoài tự nhiên, có thể bắt bằng tay hoặc đơm bằng ống tre (không mua cá chạch giống bị chích điện). Nên thả vào mùa xuân (tháng 2 – 3 dương lịch, khi cây lúa được 30 ngày tuổi). Mật độ thả 20 con/m2, tuỳ theo cá chạch lớn hay nhỏ, thả cá chạch giống sau 2-3 ngày tiến hành cho ăn. Thức ăn cho cá chạch rất đơn giản, dễ kiếm, chỉ cần bắt ốc bươu ngay tại ruộng lúa, mang về xay nhỏ trộn với cám viên lại, tuần cho ăn 2 – 3 lần. Nên cho ăn vào buổi chiều tối từ 5 – 6 giờ.
Qua việc nuôi cá chạch trong ruộng lúa, gia đình anh Nguyễn Huy Lưỡng kinh tế ngày một khá lên, thu nhập bình quân 20 triệu đồng/tháng. Ngoài ra anh còn cung cấp con giống và tư vấn kỹ thuật cho các hộ nuôi cá chạch ở trong và ngoài huyện. Học cách làm của anh nhiều gia đình đã thành công.
Muốn cho cá chạch phát triển tốt cần thay nước thường xuyên, xung quanh ruộng lúa đào mương sâu 1 – 1,2m, rộng từ 2 – 3m trên thả bèo tây để chống nóng. Sau khi nuôi được 6 tháng bắt đầu thu lứa đầu, con nào to thì cân cho thương lái, con nhỏ tiếp tục nuôi đến cuối năm bán hết. Cách thu rất đơn giản, dùng vó nhỏ làm bằng mùng xô đặt xuống ruộng lúa, cho cám lúa rang lên cho thật thơm, ném xuống khoảng 10 phút sau nhấc vó lên bắt cá chạch cân bán. Giá bán cá chạch thương phẩm hiện nay từ 50.000 – 60.000đ/kg, thời điểm hút hàng giá bán từ 100.000 – 120.000đ/kg.
Từ mô hình của anh Lưỡng, rất nhiều người đến tham quan, học hỏi và đã thành công như anh Nguyễn Hữu Thức ở xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai, Hà Nội, nuôi cá chạch trong 1 ha lúa. Qua trò chuyện anh Thức tâm sự: Nuôi cá chạch rất dễ, ít bệnh, đầu tư chi phí thấp. So với cấy lúa thì nuôi cá chạch nhàn và lãi cao hơn nhiều.
Cùng suy nghĩ với anh Thức, anh Nguyễn Văn Hay ở thôn Thế Trụ, xã Nghĩa Hương, huyện Quốc Oai cũng tận dụng diện tích cấy lúa của gia đình để nuôi cá chạch. Anh kể: Từ khi nuôi cá chạch kinh tế gia đình dần dần ổn định, tới đây anh dự kiến mở rộng diện tích nuôi cá chạch.
Theo: http://agriviet.com
Các bài viết khác...
- - Nuôi cá lóc trong bạt nylon
- - Nuôi thủy sản mùa lạnh
- - Phát hiện 12 loài cá nước ngọt mới tại Việt Nam
- - Nuôi ghép cá thát lát còm với cá sặc rằn trong ao đất
- - Cho cá rô đầu vuông sinh sản nhân tạo
- - Hệ thống nuôi thủy sản sạch "ra mắt" tại Việt Nam
- - BMP- con đường phải đi cho con cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long
- - Lưu ý khi nuôi cá kèo
- - Điều trị bệnh liên cầu khuẩn ở cá rô phi đơn tính
- - Kinh nghiệm nuôi cá tra sạch, giảm giá thành
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...