Nuôi ghép cá thát lát còm với cá sặc rằn trong ao đất
Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư (KN-KN) tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình nuôi ghép cá thát lát còm với cá sặc rằn trong ao đất. Tham dự buổi hội thảo, ngoài sự có mặt của 30 nông, ngư dân xã Long Tân huyện Đất Đỏ còn có đại diện của Lãnh đạo Trung tâm KN-KN tỉnh, UBND xã Long Tân, Phòng Nông nghiệp &PTNT huyện Đất Đỏ.
Chủ mô hình là ông Lâm Đức Thống ở ấp Tân Hiệp, xã Long Tân, huyện Đất Đỏ. Trung tâm KN-KN tỉnh đã hỗ trợ chủ mô hình 40% chi phí mua cá giống và 20% chi phí mua thức ăn, hóa chất… Thời gian trước ông Thống đã từng thả nuôi các loài cá nước ngọt nhưng hiệu quả không cao. Ao xây dựng mô hình có vị trí gần mương thủy lợi cấp I nên rất thuận lợi cho việc cung cấp nước trong quá trình nuôi. Thức ăn cho cá là các loại cá tạp biển được xay, băm nhỏ theo độ lớn của cá ở từng giai đoạn phát triển. Mô hình xây dựng ngoài mục đích đa dạng hóa đối tượng và hình thức nuôi còn là một giải pháp nhằm hạn chế mức độ ô nhiễm môi trường ao nuôi do thức ăn dư thừa gây ra, giảm chi phí xử lý môi trường cũng như tăng thêm thu nhập cho người nuôi từ sản lượng cá sặc rằn thu được.
Số lượng giống thả trong diện tích 1.300m2 ao nuôi là 26.000 con; cỡ giống từ 5 – 8cm/con; tỷ lệ ghép giữa 2 loài cá là 1/1; nguồn cá giống được mua tại tỉnh Tiền Giang. Đến thời điểm hội thảo cá nuôi đã được 3 tháng 10 ngày; tỉ lệ sống của hai loại cá đều đạt trên 90%, cá sinh trưởng và phát triển tốt; trọng lượng trung bình 20 con/kg (cá thát lát) và 42 con/kg (cá sặc rằn).
Đây là mô hình mới, với đặc điểm sinh học của hai loài cá nếu nhìn vào tập tính ăn, đặc điểm dinh dưỡng thì người nuôi thấy đối nghịch nhau do một loài là cá “dữ”, một loài là cá “hiền”. Tuy nhiên, cá thát lát là loài cá ăn thiên về động vật (thức ăn tươi sống) còn cá sặc rằn lại là loài cá ăn tạp và ăn thức ăn dư thừa của cá thát lát. Để khắc phục tình trạng ăn thịt lẫn nhau thì yêu cầu cỡ giống khi thả của cá sặc rằn phải bằng hoặc lớn hơn con giống cá thát lát.
Hội thảo đánh giá khả năng đạt hiệu quả của mô hình khá cao. Về kỹ thuật, cá thát lát và cá sặc rằn tương đối dễ nuôi, thích hợp tốt với hình thức nuôi ghép giữa 2 đối tượng. TT. Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh sẻ tiếp tục theo dõi và đúc kết mô hình để có kế hoạch triển khai nhân rộng cho vụ nuôi tới.
TTKNQG
Các bài viết khác...
- - Nuôi cá lóc trong bạt nylon
- - Nuôi thủy sản mùa lạnh
- - Phát hiện 12 loài cá nước ngọt mới tại Việt Nam
- - Cho cá rô đầu vuông sinh sản nhân tạo
- - Hệ thống nuôi thủy sản sạch "ra mắt" tại Việt Nam
- - BMP- con đường phải đi cho con cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long
- - Lưu ý khi nuôi cá kèo
- - Nuôi cá chạch thu 20 triệu/tháng
- - Điều trị bệnh liên cầu khuẩn ở cá rô phi đơn tính
- - Kinh nghiệm nuôi cá tra sạch, giảm giá thành
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...