Bệnh phân trắng ở tôm
Tôm giảm ăn, chậm lớn, hao hụt nhiều.
Bệnh thường xuất hiện trong mùa nắng nóng, nhiệt độ nước cao, hoặc ao nuôi mật độ cao (trên 40 con/m2).
Nguyên nhân
Bệnh có thể do nhiều hoặc một trong những tác nhân sau:
- Tảo độc tiết ra độc tố phá huỷ bộ phận gan, tụy và đường ruột của tôm (tảo đỏ có roi).
- Tảo lam dạng sợi làm tróc lớp biểu mô trên đường ruột tôm (nước màu xanh lục đậm).
- Tôm bị nhiễm khuẩn trên đường ruột.
- Do nhiễm nguyên sinh động vật (Gregarina).
- Do nhiễm độc tố từ thức ăn (Aflatoxin).
Phòng bệnh
- Phải tăng cường mức nước trong ao 1,2-1,5m.
- Không nên nuôi mật độ trên 40 con/m2.
- Không nên trộn nhiều chất béo vào thức ăn tôm.
- Thường xuyên trộn Oli- mos, Bayrolac vào khẩu phần ăn hàng ngày của tôm từ 2-4g/kg thức ăn, trộn chung 2 loại và cho ăn trong suốt vụ nuôi.
- Sát trùng nước bằng Virkon A (0,5ppm), cứ 15 ngày/lần để diệt khuẩn hoặc dùng vi sinh Aqua Guard (theo hướng dẫn) trong suốt vụ nuôi.
- Không cho màu nước quá đậm, nhất là màu xanh lục đậm.
Trị bệnh
- Dùng Osamet Shrimp với liều lượng 5-10g/kg thức ăn, cho ăn liên tục trong 5-7 ngày vào 2 suất ăn mạnh nhất trong ngày.
- Đồng thời phải sát trùng nước bằng Virkon A (liều 1ppm).
- Sau khi điều trị hết bệnh thì chuyển sang dùng liều phòng (Oli- mos, Bayrolac) sau đó 2 ngày.
- Nếu ao nuôi theo quy trình vi sinh thì cấy lại vi sinh sau khi dùng Virkon A được 2 ngày.
- Trường hợp phát hiện trong ao màu xanh lục đậm, lúc này nên lập tức thay giảm tảo (dùng nước đã qua sát trùng).
Hiệu quả của việc trị bệnh sẽ phụ thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh, nếu phát hiện trễ thì hiệu quả sẽ thấp hơn, vì lúc này tôm ít ăn, bỏ ăn, nên không thể đưa thuốc qua thức ăn được. Việc xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp trị bệnh có hiệu quả.
Trị bệnh phân trắng cho tôm
Nguồn tin:
KHPT, 8/4/2005
Bệnh phân trắng là một trong những bệnh gây thiệt hại cho nghề nuôi tôm trong những năm gần đây, việc phòng trị bệnh chưa có hiệu quả là do đa số bà con nuôi tôm chưa xác định đúng nguyên nhân.
Triệu chứng bệnh:
Thấy xuất hiện nhiều phân tôm màu trắng trên sàn ăn.
Một số phân trắng nổi trên mặt nước, thường xuất hiện cuối gió hoặc cuối guồng hay dọc bờ ao.
Tôm giảm ăn, chậm lớn, hao hụt cao.
Bệnh thường xuất hiện trong mùa nắng nóng, nhiệt độ nước cao hoặc ao nuôi mật độ cao (trên 40 con/ m vuông).
Nguyên nhân: Bệnh có thể do nhiều hoặc một trong những tác nhân sau:
Tảo độc tiết ra độc tố lài phá hủy bộ phận gan tụy và đường ruột tôm (tảo đỏ có roi).
Tảo lam dạng sợi làm tróc lớp biểu mô trên đường ruột tôm (nước màu xanh lục đậm)
Tôm bị nhiễm khuẩn trên đường ruột.
Do nhiễm nguyên sinh động vật (Gregarina).
Do nhiễm độc tố thức ăn (Aflatoxin).
Phòng bệnh:
Tăng cường mức nước trong ao (1,2-1,5m).
Không nên nuôi mật độ trên 40 con/m vuông.
Không nên trộn nhiều chất béo vào thức ăn tôm.
Thường xuyên trộn Oli-mos, Bayrolac vào khẩu phần thức ăn hàng ngày của tôm (2-4g/kg thức ăn), trộn chung 2 loại và cho ăn trong suốt vụ nuôi.
Sát trùng bằng nước Virkon A (0,5ppm), cứ 15 ngày/ lần để diệt khuẩn hoặc diệt vi sinh Aqua Guard (theo liều hướng dẫn) trong suốt vụ nuôi.
Không cho màu nước quá đậm, nhất là màu xanh lục đậm.
Trị bệnh:
Dùng Osamet Shrimp với liều 5-10g/kg thức ăn, cho ăn liên tục 5-7 ngày vào 2 suất ăn mạnh nhất trong ngày.
Đồng thời phải sát trùng nước bằng Virkon A (liều 1ppm).
Sau khi điều trị hết bệnh thì nên chuyển sang dùng liều phòng (Oli-mos, Bayrolac) sau đó 2 ngày.
Nếu ao nuôi theo quy trình vi sinh thì cấy lại vi sinh sau khi dùng Virkon A được 2 ngày.
Trường hợp phát hiện trong ao màu tảo đậm (thông thường có màu xanh lục đậm) lúc này nên lập tức thay nước giảm tảo (dùng nước đã qua sát trùng).
Lưu ý:
Hiệu quả của việc trị bệnh sẽ phụ thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh, nếu phát hiện trễ thì hiệu quả sẽ thấp hơn, vì lúc này tôm ít ăn hoặc bỏ ăn, nên không thể đưa thuốc qua thức ăn được. Việc xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp cho việc trị bệnh có hiệu quả.
KS. Trần Văn Huỳnh (Phòng kỹ thuật công ty Bayer Việt Nam)
Các bài viết khác...
- - Nghiên cứu bệnh phân trắng, teo gan trên tôm sú nuôi và các giải pháp phòng trị
- - Khắc phục hiện tượng tôm chết trong giai đoạn lột vỏ
- - Hai hiện tượng hay nhầm lẫn trong nuôi cá
- - Phương pháp nuôi tôm hiệu quả ở vùng nước ô nhiễm
- - Công nghệ Biofloc - Triển vọng mới cho người nuôi tôm
- - Nuôi tôm bằng nước giếng
- - Để tăng năng suất sản xuất giống tôm càng xanh
- - Mô hình nuôi tôm công nghiệp bằng năng lượng mặt trời
- - 4 bộ kit phát hiện bệnh tôm hiệu quả
- - Thu tỉa tôm càng xanh trứng
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...