Kỹ thuật cải tạo ao sau khi tôm chết do bệnh đốm trắng
1- Cải tạo ao
2- Chuẩn bị nước
1- Cải tạo ao:
- Vớt tôm chết ra khỏi ao, hủy tôm chết, vệ sinh các dụng cụ bằng CHLORINE, khử trùng nước bằng CHLORINE 30ppm, thuốc tím KMnO4
10ppm hoặc FORMALIN 70ppm và giữ lại một tuần trước khi tháo nước ra
ngoài môi trường chung. Nên chú ý Formalin thương mại chỉ có nồng độ
37%.
- Nạo vét bùn ra khỏi ao. Phơi nắng ao trong thời gian một tháng (Ảnh 6)
-
Trong trường hợp không thể nạo vét hết bùn, và không thể phơi ao, cần
sử dụng một trong các loại hóa chất diệt khuẩn nói trên đúng liều lượng,
kết hợp với việc tẩy rửa ao bằng cách bơm xối rửa nhiều lần theo phương
pháp dọn tẩy ướt.
- Bít kín hết các lỗ cua (nếu có) ở bờ ao bằng cách dùng FOS 500 EC trộn với cá băm nhét vào các lỗ mội.
- Tu sửa bờ ao, phủ bờ ao bằng bạt nhựa nếu có thể.
- Rào lưới ngăn cua bằng nylon hoặc lưới mịn hơi chếch ra ngoài, cao độ 40 – 60 cm.
- Dùng vôi để khử trùng bề mặt đáy ao hoặc có thể cày lật với vôi và nâng pH đất lên khoảng 7 - 8.
2- Chuẩn bị nước nuôi:
-
Chuẩn bị máy đạp nước, lắp hệ thống cung cấp oxy super charge nếu có,
với diện tích khoảng 1.600 m2 nên sử dụng một máy đạp nước, số cánh quạt
nước phụ thuộc vào mật độ tôm thả nuôi, với mật độ 10 con/m2 dùng 4 - 5 cánh, mật độ 20 con/m2 dùng 8 – 10 cánh, thả ít hơn 6 con/m2 không cần dùng máy đạp nước.
- Bơm nước vào ao nên qua hệ thống túi lọc để hạn chế cá, cua, các loại tôm khác vào ao.
- Diệt cua và các vật chủ trung gian có thể mang mầm bệnh đốm trắng bằng một trong các loại sau: NEGUVON 1 kg/1.600 m2, DERMATIS 1 – 1,5 kg/1.600 m2 tùy theo độ pH.
Các
nhóm trên là dẫn xuất của chất Trichlorfon rất độc, nên chú ý các thao
tác khi sử dụng và không được thả tôm sớm hơn 12 ngày.
- Sau khi
sử dụng Trichlorfon 2 – 3 ngày, cần diệt khuẩn trong nước bằng một trong
các hóa chất sau: thuốc tím KMnO4 10ppm, CHLORIN 30ppm, VIRKON 0,6 ppm.
Nên sử dụng máy đạp nước trong thời gian dùng chất diệt khuẩn.
-
Từ 5 - 6 ngày sau khi sử dụng Trichlorfon người nuôi bắt đầu tiến hành
gây màu nước tức là tạo nên một hệ thống sinh thái giàu dinh dưỡng để
chuẩn bị đón tôm giống.
Việc cải tạo ao nuôi đã bị bệnh đốm trắng do virus WSSV cần được tiến hành một cách kỹ lưỡng.
Điều
quan trọng nhất cần nắm vững là virus chỉ có thể tồn tại trong các ký
chủ phần lớn là những loài giáp xác hoang dã. Nhóm này có rất nhiều
trong ao nuôi, một số loài trong chúng rất khó nhìn thấy bằng mắt
thường.
Vì thế, việc tháo ra ngoài môi trường chung lượng nước ao
có tôm chết vì bệnh đốm trắng do virus không chỉ gây hại cho các ao lân
cận, mà còn có hại cho chính chủ hộ nuôi có ao tôm chết vì họ sẽ lấy
trở lại chính nguồn nước có mang mầm bệnh này.
Thậm chí không nên dùng chung chài, vợt vớt bọt, các dụng cụ khác… hoặc lội từ ao này sang ao khác khi đã cải tạo ao xong.
3. Tác dụng cải tạo ao của chlorine
Chlorine
là một trong những chế phẩm quan trọng và quen thuộc với người nuôi tôm
công nghiệp. Chorine được sử dụng rộng rãi và là tác nhân oxy hóa mạnh
trong xử lý nước bẩn.
Trong thương mại, Chlorine ở dạng bột
thường mang tên Hypochlorite hoặc Calcium hypochlorite Ca(OCl)2; ở dạng
lỏng thường là Sodium hypochlorite.
Khi cho Chlorine vào nước, phản ứng hóa học xảy ra như sau:
Cl2 + H2O HOCl + H+ + Cl- (1)
HOCl H+ + OCl-(2)
Acid hypochloric HOCl và OCl- được gọi là dư lượng tự do của Chorine, nhưng HOCl độc gấp 100 lần OCl-.
Sự cân bằng của phản ứng hóa học này phụ thuộc vào độ pH của ao nuôi tôm, vì vậy ta sẽ gặp các trường hợp sau:
- Khi pH cao, phải dùng lượng Chlorine nhiều hơn
- Khi pH < 2, khí Clor xuất hiện
- Khi pH ở trong khoảng 6 - 8, có thể giảm lượng
Chlorine khuyến cáo xuống.
Do
tính chất tẩy mạnh mà Chorine đã được sử dụng rộng rãi trong nghề nuôi
trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm. Từ năm 1993, do tăng cao mật đôï
nuôi, người nuôi tôm Thái Lan đã phải đối đầu với bệnh đầu vàng và hội
chứng tôm chết một tháng tuổi. Việc dùng Chorine đã hạn chế các bệnh này
do có khả năng diệt trừ virus và các ký chủ mang virus như ruốc, tôm
nhỏ….
Ngoài ra, Chorine còn có tác dụng tiêu diệt tất cả các
loài tảo, các động vật phù du, các vi khuẩn … cả loài có lợi lẫn loài có
hại trong ao nuôi.
Do có khó khăn trong việc người nuôi tôm vội
vã gây màu nước ngay sau khi sử dụng Chlorine, một số người nuôi không
còn thích sử dụng và bỏ qua luôn công đoạn khử trùng nước ao bằng
Chlorine. Điều này có thể chấp nhận được cho những ao nuôi tôm theo
phương thức quảng canh, nhưng khi đã chọn phương thức nuôi tôm công
nghiệp, người nuôi cần tuân thủ một cách nghiêm ngặt những yêu cầu của
quy trình.
Các nhà khoa học cho rằng Chlorine có nhiều độc tính,
dư lượng Clor tích tụ lâu ngày có thể làm thoái hóa môi trường ao nuôi,
vì vậy đã khuyến cáo chỉ nên dùng Chlorine trong ao lắng.
Người ta có thể thay Chlorine bằng thuốc tím, Formalin, Iod… nhưng tính sát khuẩn không cao bằng Chorine.
Phương thức sau đây được xem là có hiệu quả khi chuẩn bị ao:
- Sau khi phơi khô ao, lấy nước vào cao độ ít nhất 1 m, để 3 ngày cho các dạng trứng, nang (Cysts) nở hết.
- Dùng CHLORINE 60% liều lượng 180 kg/ha (trong trường hợp ao bị bệnh đốm trắng, liều lượng này là 300kg).
- Quạt nước liên tục 48 giờ.
- Bón vôi liều lượng đủ nâng pH lên 7 - 8.
- Bón khoáng Bio-PREMIX 20kg/ha.
- Bón phân gây tảo, có thể dùng phân hữu cơ và vô cơ.
( Nguồn: TS. Trần thị Việt Ngân)
Các bài viết khác...
- - Nghiên cứu bệnh phân trắng, teo gan trên tôm sú nuôi và các giải pháp phòng trị
- - Khắc phục hiện tượng tôm chết trong giai đoạn lột vỏ
- - Hai hiện tượng hay nhầm lẫn trong nuôi cá
- - Phương pháp nuôi tôm hiệu quả ở vùng nước ô nhiễm
- - Công nghệ Biofloc - Triển vọng mới cho người nuôi tôm
- - Nuôi tôm bằng nước giếng
- - Để tăng năng suất sản xuất giống tôm càng xanh
- - Mô hình nuôi tôm công nghiệp bằng năng lượng mặt trời
- - 4 bộ kit phát hiện bệnh tôm hiệu quả
- - Thu tỉa tôm càng xanh trứng
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...