Kỹ thuật dưỡng tôm càng xanh bột
Nước ương: Nước máy hay nước sông không ô nhiễm. Lọc nước qua túi vải lọc mịn khi cấp nước vào bể.
Chọn và thả tôm bột: Tôm bột có kích cỡ 1,2-1,5cm, đồng cỡ, màu sắc trong sáng, linh hoạt, khi lội râu khép mình hình chữ V, đôi xoè hình quạt. Mật độ thả 1.000-1.500con/m2 bể.
Thay nước: Thay hàng ngày 30-50% thể tích.
Vật bám: Đặt chà tre, lá dừa, tấm lưới hay các chùm sợi nilon vào bể làm vật bám cho tôm.
Cho ăn: Cho tôm ăn trùng chỉ, trứng nước, thức ăn công nghiệp hay thức ăn tự chế.
Trùng chỉ: 0,5kg/10.000 con/ngày
Trứng nước: 0,5kg/10.000con/ngày
Thức ăn công nghiệp: 50-100g/10.000con/ngày
Thức ăn tự chế biến (trứng và tép xay nhuyễn, hấp): (2 trứng gà+200g tép)/10.000con/ngày. Cho tôm ăn 4-5 ngày/lần
Siphon: Hút cặn, thức ăn thừa hàng ngày.
Sục khí: Liên tục hàng ngày
Thời gian ương: Ương 2 tuần, tôm đạt 2,5-3cm thì chuyển nuôi thịt. Tỷ lệ sống đạt 70-80%.
2. Ương - dưỡng tôm bột trong vèo, giai
Vèo: Bằng lưới mùng, màu đen, diện tích 5-25m2. Đặt trong ao rộng, thoáng, nước tốt. đặt vèo ngập nước 0,7-0,8m.
Chọn giống và thả giống: Chọn tôm bột khoẻ. Mật độ ương 1.000-1.500 con/m2.
Cho ăn: Thức ăn và cách cho ăn như ương trong bể.
Vật bám: Sử dụng các loại vật bám như trên.
Sục khí: Cần sục khí liên tục như ương trên bể.
Thay nước: Thay nước ao hàng tuần 30-50%
Thời gian ương: Ương 2-3 tuần, tôm đạt 2,5-3 cm. Tỷ lệ sống 70-80%
3. Ương tôm bột trong ao đất
Ao: Có thể dưỡng tôm trong ao nhỏ ngay cạnh khu nuôi hoặc dùng lưới mùng chắn một góc ao hay ruộng nuôi. Diện tích khu ương 100-500m2. Mức nước sâu 0,7- 0,8m.
Chuẩn bị ao: Tháo cạn, sên vét ao kỹ, bón vôi với lượng 10kg/100m2 ao một tuần trước khi thả giống. Có thể bón phân chuồng 20-30kg/100m2 hay phân vô cơ 300g/100m2 để gây màu nước. Có thể dùng thêm dây thuốc cá để diệt tạp với lượng 2 kg/100m3 nước.
Thả giống: Chọn tôm bột khoẻ, thả với mật độ 50-150con/m2.
Thức ăn: Cho ăn bằng thức ăn công nghiệp hay thức ăn tự chế như trên
Thay nước: 2 tuần/lần, thay 30-50% mỗi lần
Chà: chà tre,c ây khô bó thành bó đặt rải rác.
Thời gian ương: 1-1,5 tháng, tôm đạt 4-6cm.
(Theo Khoa Thuỷ sản – Trường ĐH Cần Thơ)
Các bài viết khác...
- - Nghiên cứu bệnh phân trắng, teo gan trên tôm sú nuôi và các giải pháp phòng trị
- - Khắc phục hiện tượng tôm chết trong giai đoạn lột vỏ
- - Hai hiện tượng hay nhầm lẫn trong nuôi cá
- - Phương pháp nuôi tôm hiệu quả ở vùng nước ô nhiễm
- - Công nghệ Biofloc - Triển vọng mới cho người nuôi tôm
- - Nuôi tôm bằng nước giếng
- - Để tăng năng suất sản xuất giống tôm càng xanh
- - Mô hình nuôi tôm công nghiệp bằng năng lượng mặt trời
- - 4 bộ kit phát hiện bệnh tôm hiệu quả
- - Thu tỉa tôm càng xanh trứng
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...