Phòng ngừa hiện tượng tôm sốc
Qua nghiên cứu cho thấy, dịch bệnh thường diễn biến theo một quá trình gồm nhiều giai đoạn và do nhiều tác nhân khác nhau. Sốc là biểu hiện đầu tiên chứng tỏ tôm không còn đủ khả năng thích nghi với môi trường nuôi, sức khoẻ bị giảm sút và nguy cơ bị nhiễm bệnh cao. Các loại mầm bệnh có sẵn ngoài môi trường nước như vi khuẩn, virus, nguyên sinh động vật... nhân cơ hội tôm bị sốc mà tấn công vào cơ thể để gây bệnh.
Các dấu hiệu của tôm bị sốc bao gồm: tôm lờ đờ, kém bắt mồi, chậm lớn, khó lột xác, mềm vỏ, bơi lội bất thường quanh ao, thân ửng đỏ, chết rải rác...
Sốc ở tôm gồm 3 loại: do yếu tố môi trường, yếu tố về dinh dưỡng, sức đề kháng của tôm và các yếu tố khác.
Các yếu tố môi trường tác động qua lại, trực tiếp hay gián tiếp, có thể gây sốc cho tôm như: nhiệt độ nước, pH, độ kiềm, độ mặn, oxy hoà tan, khí NH, H2S... Để giảm thiểu những ảnh hưởng của môi trường tới tôm, người nuôi cần có một quá trình kiểm tra nghiêm ngặt và định kỳ, có sổ ghi chép theo dõi diễn biến của các hiện tượng trong ao. Từ đó mới có cơ sở để so sánh, phán đoán, giải thích và xử lý các tình huống một cách có hiệu quả và khoa học như: điều chỉnh tỉ lệ thay nước, mức nước trong ao, số lượng máy quạt và liều lượng chạy máy, hạ độ mặn, dùng vôi, các sản phẩm vi sinh, phân, thuốc và các hoá chất diệt khuẩn...
Các yếu tố về dinh dưỡng và yếu tố làm giảm sức đề kháng của tôm bao gồm: chất lượng thức ăn kém, thiếu vitamin, khoáng và các phụ gia chống sốc, độc tố nấm mốc trong thức ăn, tôm bị nhiễm khuẩn... Để tăng khả năng chịu đựng với sốc và tăng sức đề kháng cho tôm, các chất hiện nay được bổ sung vào thức ăn gồm Vitamin E, C, A sắc tố (Astaxanthin, Baytenoid Pind...), các thành giúp cho quá trình đồng hoá, (enzym, nucleotid...), chất chống oxy hoá và bảo vệ tế bào (Selenium hữu cơ...), hợp chất gắn kết vi khuẩn và tăng sức đề kháng (Mannan OligoSacharide), acid béo chưa no HUFA...
Ngoài ra, các yếu tố khác như: mật độ nuôi cao, chu kỳ lột xác của tôm, hình thức nuôi (nuôi ít thay nước hay thay nước thường xuyên...), vận chuyển, kéo lưới, chài tôm vào thời điểm không thích hợp... cũng là tác nhân gây ra sốc.
Tôm bị sốc là biểu hiện thường thấy ở bất cứ ao nuôi tôm nào. Tuỳ theo mức độ sốc mà tôm có thể chậm lớn, giảm tỉ lệ sống hay bị dịch bệnh hàng loạt. Nếu có sự kết hợp đồng bộ giữa quản lý các yếu tố môi trường, bổ sung các chất dinh dưỡng, nâng cao sức đè kháng và hạn chế các tác nhân gây sốc thì sẽ tránh được rủi ro và thiệt hại.
Các bài viết khác...
- - Nghiên cứu bệnh phân trắng, teo gan trên tôm sú nuôi và các giải pháp phòng trị
- - Khắc phục hiện tượng tôm chết trong giai đoạn lột vỏ
- - Hai hiện tượng hay nhầm lẫn trong nuôi cá
- - Phương pháp nuôi tôm hiệu quả ở vùng nước ô nhiễm
- - Công nghệ Biofloc - Triển vọng mới cho người nuôi tôm
- - Nuôi tôm bằng nước giếng
- - Để tăng năng suất sản xuất giống tôm càng xanh
- - Mô hình nuôi tôm công nghiệp bằng năng lượng mặt trời
- - 4 bộ kit phát hiện bệnh tôm hiệu quả
- - Thu tỉa tôm càng xanh trứng
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...