Quy trình xử lý nước nuôi tôm với chất Eco shrimp
Hệ thống xử lý
Hệ thống này như một cái máy đặt cạnh ao nuôi tôm gồm: 1 buồng phản ứng có thể tích 9 lít chứa bột Eco shrimp, một máy bơm 0,5 mã lực và ống dẫn. Người nuôi tôm có thể đặt mua cả hệ thống và còn có thể tự tạo được, vì cấu tạo của hệ thống khá đơn giản.
Còn bột Eco shrimp là sản phẩm đặc biệt với 100% thành phần than hoạt tính cải biến, có nguồn gốc từ thực vật, không độc hại đối với sức khoẻ con người, vật nuôi và môi trường.
Hệ thống xử lý được lắp đặt sao cho nước cấp vào ao sẽ đi vào hệ thống, chảy vào buồng phản ứng có chứa bột Eco shrimp và nước ra khỏi hệ thống sẽ chảy vào ao. Nước từ ao lắng được bơm chảy qua hệ thống sẽ mang theo lượng vi khuẩn có lợi và có hại. Đến buồng phản ứng, vi khuẩn có lợi sẽ được hấp thu tối đa vào than hoạt tính trong bột Eco shrimp. Sau đó cứ 20 phút, lượng vi khuẩn có lợi lại nhân đôi số lượng và cứ như vậy, lượng vi khuẩn có lợi sẽ tăng theo cấp số nhân trong suốt quá trình vận hành hệ thống và đồng thời chảy vào ao. Các vi khuẩn có lợi này sẽ ức chế sử phát triển của vi khuẩn cơ hội, vi khuẩn gây bệnh trong ao nuôi.
Sử dụng lượng bột Eco shrimp
Lượng bột Eco shrimp sử dụng trong một ao nuôi 120-140 ngày gồm:
- 9 lít Eco shrimp cho một ao nuôi 5.000m2 với mật độ 50 con/m2, hay 2 ao 5.000m2 với mật độ 25 con/m2. Lượng bột này được đưa vào hệ thống 4 lần trong một vụ nuôi tôm: đầu tiên sử dụng 6 lít trong 3 ngày trước khi thả giống, sau 60 ngày thêm vào 1 lít, đến ngày thứ 90 tiếp tục thêm 1 lít nữa và lần cuối cùng (được 110 ngày nuôi) thêm vào 1 lít cho đến khi thu hoạch.
Thời gian cần thiết để xử lý là 20 giờ/ngày và lượng nước liên tục chảy qua hệ thống trong suốt vụ nuôi, lưu lượng nước chảy qua hệ thống xử lý 3m3/giờ, tương đương với 1% tổng lượng nước trong ao nhưng tác dụng của nó là xử lý kiểm tra 100% lượng nước đang sử dụng.
Các bài viết khác...
- - Nghiên cứu bệnh phân trắng, teo gan trên tôm sú nuôi và các giải pháp phòng trị
- - Khắc phục hiện tượng tôm chết trong giai đoạn lột vỏ
- - Hai hiện tượng hay nhầm lẫn trong nuôi cá
- - Phương pháp nuôi tôm hiệu quả ở vùng nước ô nhiễm
- - Công nghệ Biofloc - Triển vọng mới cho người nuôi tôm
- - Nuôi tôm bằng nước giếng
- - Để tăng năng suất sản xuất giống tôm càng xanh
- - Mô hình nuôi tôm công nghiệp bằng năng lượng mặt trời
- - 4 bộ kit phát hiện bệnh tôm hiệu quả
- - Thu tỉa tôm càng xanh trứng
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...