Kinh nghiệm loại bỏ tôm “còi” trong ao nuôi tôm
Bằng rất nhiều cách để hạn chế tôm "còi" (loại tôm chậm lớn) trong ao nuôi tôm thương phẩm như chọn giống có tốc độ phát triển tốt, không nhiễm bệnh MBV, công tác chăm sóc quản lý ao nuôi tốt ... Tuy nhiên, do việc lấy mẫu xét nghiệm bệnh chưa đại diện đầy đủ cho đàn tôm giống thả nuôi, sử dụng quá nhiều kháng sinh trong hoạt động sản xuất tôm giống và môi trường ao nuôi tôm không thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi ..., nên tôm "còi" xuất hiện hầu hết trong các ao nuôi tôm, đặc biệt là các ao nuôi tôm sú. Chính vì vậy việc loại bỏ tôm "còi" trong quá trình nuôi là trăn trở của rất nhiều người nuôi tôm.
Thông thường, với thời gian nuôi khoảng 1,0 - 1,5 tháng thì tôm nuôi bắt đầu có tỷ lệ phân đàn rõ rệt, đặc biệt là các đàn tôm giống có tỷ lệ nhiễm bệnh "còi" cao (MBV: Monodon baculovius), vì vậy nếu không loại bỏ tôm "còi" sẽ ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả của vụ nuôi do kích cỡ tôm thu hoạch không đồng đều, hệ số chuyển đổi thức ăn cao, tăng chi phí xử lý môi trường ao nuôi, nguy cơ dịch bệnh bùng phát rất cao...
Bằng kinh nghiệm thực tế, chúng tôi xin giới thiệu phương pháp loại bỏ tôm "còi" trong ao nuôi rất hiệu quả và tất cả mọi người nuôi tôm đều có thể thực hiện được, bằng cách như sau:
Bước 1: Xây dựng lồng thu tôm "còi" (như hình ảnh ở bên dưới)
- Khung được làm bằng vật liệu tre hoặc inox, sắt, thép có đường kính từ 4- 6mm;
- Kích thước lồng khoảng: Dài x rộng x cao = 40 cm x 30 cm x 30 cm;
- Kính thước mắt lưới ở 1/3 lồng phía trên và phần nắp lồng: 2a = 2 - 3 cm;
- Kích thước mắt lưới ở phía dưới 3/2 chiều cao của lồng: 2a = 1cm;
- Kích thước mắt lưới ở phần đáy của lồng: 2a = 0,5 cm (giống như lưới làm sàn để kiểm tra thức ăn của tôm nuôi).
Bước 2: Cách sử dụng
- Mỗi ao sử dụng từ 2 - 4 lồng tuỳ diện tích ao nuôi;
- Vị trí đặt lồng ở nơi có nền đáy sạch sẽ nhất trong ao nuôi tôm;
- Thời gian đặt lồng sau khi tôm nuôi được 1,0 tháng;
- Cách thu gom tôm "còi": Trước khi cho tôm ăn khoảng 1 giờ đồng hồ, dùng một ít thức ăn rải vào lồng vì lúc này tôm đang đói nên khả năng bắt mồi rất nhanh do đó tôm "còi" vào ăn mà không tìm đường ra được, còn tôm có kích thước lớn hơn thì không vào được; Sau 1 giờ chúng ta lấy các lồng lên để loại bỏ tôm "còi". Công việc này nên thực hiện liên tục trong vòng 01 tháng.
Nếu người nuôi tôm kiên trì thực hiện thì kết quả thu hoạch tôm có kích cỡ đều hơn, hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR: Feed conversion ratio) sẽ thấp hơn và quan trong hơn là lợi nhuận của vụ nuôi nhiều hơn.
Theo http://www.khuyennongvn.gov.vn
Các bài viết khác...
- - Nghiên cứu bệnh phân trắng, teo gan trên tôm sú nuôi và các giải pháp phòng trị
- - Khắc phục hiện tượng tôm chết trong giai đoạn lột vỏ
- - Hai hiện tượng hay nhầm lẫn trong nuôi cá
- - Phương pháp nuôi tôm hiệu quả ở vùng nước ô nhiễm
- - Công nghệ Biofloc - Triển vọng mới cho người nuôi tôm
- - Nuôi tôm bằng nước giếng
- - Để tăng năng suất sản xuất giống tôm càng xanh
- - Mô hình nuôi tôm công nghiệp bằng năng lượng mặt trời
- - 4 bộ kit phát hiện bệnh tôm hiệu quả
- - Thu tỉa tôm càng xanh trứng
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...