Thu tỉa tôm càng xanh trứng
Trong một đầm tôm thì tỷ lệ tôm đực và tôm cái tương đương nhau, tuy nhiên đối với tôm càng xanh, nếu trong cùng một thời gian và điều kiện nuôi giống nhau thì tôm đực sẽ có kích thước lớn hơn tôm cái nhiều.
Thực tế đã cho thấy, giá tôm thương phẩm phụ thuộc rất lớn vào kích cỡ tôm nuôi. Trong quá trình nuôi nhiều nông dân tìm cách thu tỉa dần những tôm cái mang trứng nhằm mục đích làm thưa mật độ, tăng tỷ lệ tôm đực ở cuối vụ. Việc thu tỉa bớt tôm càng xanh mang trứng đã được nhiều nông dân nuôi tôm ở Cần Thơ và Đồng bằng sông Cửu Long áp dụng, tuy nhiên chủ yếu họ chỉ dùng phương pháp mò bắt bằng tay từng con một, rất tốn công và rất dễ làm bẩn nước gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của tôm.
Một kinh nghiệm hay của anh Ngọc Lễ ở ấp Thới Hữu, xã Đông Hiệp, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ. Anh Lễ đã có kinh nghiệm này từ năm 2001 đến nay bằng phương pháp hết sức khoa học, hiệu quả là dựa vào ánh sáng của đèn điện và đặc tính hướng quang của tôm càng xanh cái lúc mang trứng.
Anh Lễ cho biết: Mỗi năm anh nuôi 1 ha tôm càng xanh theo mô hình luân canh 1 vụ lúa đông xuân và một vụ tôm. Anh thường thả tôm vào cuối tháng 4 dương lịch, sau khi nuôi được 4-5 tháng thì những tôm cái bắt đầu mang trứng và chậm lớn, anh tiến hành thu tỉa bán lúc này thường có giá khá hấp dẫn.
Anh chia sẻ kỹ thuật thu tỉa tôm mang trứng như sau: 1 ha nuôi tôm ta có thể treo khoảng 4-6 bóng đèn điện (bóng đèn tròn sẽ tốt hơn), vào khoảng 8-10 giờ tối hầu hết những con tôm càng xanh mang trứng đều tập trung quanh nơi ánh sáng của bóng đèn, đặc biệt là những tôm trứng sắp nở (tôm trứng có mày nâu đến màu xám xanh). Sau đó dùng chài để bắt khoảng 1-2 lần thì đến khi thu hoạch sẽ còn hầu như toàn tôm đực, kích thước tôm lớn, đồng đều. Với thời gian 7-8 tháng, 1 ha thả mật độ 10 tôm post/m2 có thể cho thu 1 tấn/vụ nuôi.
Nguồn www.nongnghiep.vn
Các bài viết khác...
- - Nghiên cứu bệnh phân trắng, teo gan trên tôm sú nuôi và các giải pháp phòng trị
- - Khắc phục hiện tượng tôm chết trong giai đoạn lột vỏ
- - Hai hiện tượng hay nhầm lẫn trong nuôi cá
- - Phương pháp nuôi tôm hiệu quả ở vùng nước ô nhiễm
- - Công nghệ Biofloc - Triển vọng mới cho người nuôi tôm
- - Nuôi tôm bằng nước giếng
- - Để tăng năng suất sản xuất giống tôm càng xanh
- - Mô hình nuôi tôm công nghiệp bằng năng lượng mặt trời
- - 4 bộ kit phát hiện bệnh tôm hiệu quả
- - Kinh nghiệm loại bỏ tôm “còi” trong ao nuôi tôm
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...