4 bộ kit phát hiện bệnh tôm hiệu quả
Trung tâm Công nghệ Sinh học TP.HCM vừa công bố 4 bộ kit mới có khả năng phát hiện nhanh chóng nguyên nhân gây bệnh tôm bao gồm: Bệnh đốm trắng (Kit Mono PCR-WSSV), gan tụy (Kit Mono PCR-HPV), còi (Kit Mono PCR-MBV) và hoại tử (Kit Mono PCR-IHHNV), nhằm giúp cho các địa phương nuôi thủy sản sử dụng hiệu quả…
Virus gây bệnh đốm trắng (WSSV) thuộc họ Nimaviridae, có cấu trúc virion có dạng hình trụ đến elip hoặc hình trứng, rộng khoảng 121±9nm, dài khoảng 276±26nm, có vỏ bọc, không có thể vùi. Bộ gen của virus này là DNA sợi đôi với kích thước khoảng 305 kb. Đây là loại virus gây chết tôm nhiều, nhanh nhất và có khả năng lây nhiễm cao. Khi thâm nhập vào cơ thể tôm, loại virus này cư trú ở nhiều bộ phận như mô nội bì, mô dạ dày, mang, buồng trứng (hay tinh hoàn), hệ thống thần kinh, mắt, chân bơi… Khi nhiễm bệnh, tôm có màu đỏ hồng, đốm trắng ở vỏ giáp đầu ngực, tỷ lệ tôm bị chết khi nhiễm bệnh lên đến 80-100%.
Virus gây bệnh gan tụy (HPV) thuộc họ Parvoviridae, cấu trúc hình khối 20 mặt, không có màng bao, kích thước 18 x 26 nm. Bộ gen của loại virus này là DNA sợi đơn (3.9 – 5.9 kb). IHHNV và HPV là 2 loại virus cùng thuộc một họ, tương tự nhau về cấu trúc và hình dạng, nhưng chúng có vị trí xâm nhiễm khác nhau. HPV cư trú ở tế bào biểu bì gan tụy, còn IHHNV cư trú ở tất cả các cơ quan có nguồn gốc ngoại bì và trung bì. Tôm ở giai đoạn mid-juvenile rất dễ nhiễm HPV khiến cho gan teo, hoại tử, tăng trưởng chậm, biếng ăn, nhiều vi khuẩn và nấm bám bên ngoài hay ở mang, nguy cơ chết 100% (trong vòng 4 – 8 tuần).
Virus gây bệnh còi (MBV) thuộc nhóm Baculovirus, có kích thước khoảng 70 x 300 nm, vỏ bao nucleocapsid. Vật liệu di truyền của virus này là DNA sợi đôi. MBV gây nhiễm ở tất cả các giai đoạn phát triển của tôm, tuy không gây tôm chết ồ ạt nhưng làm cho tôm chậm lớn. MBV gây thiệt hại và gây chết ở giai đoạn cuối của postlarvae (trên 90%) và giai đoạn juvenile (70%). Triệu chứng của bệnh còi là tôm biếng ăn, lờ đờ, vỏ có màu xanh tối, sinh trưởng kém, chức năng gan và ruột suy giảm. Thông thường juvenile và tôm trưởng thành đề kháng virus này tốt hơn larvae.
Virus gây bệnh hoại tử (IHHNV) thuộc nhóm Parvovirus, có cấu trúc khối 20 mặt, không có màng bao với kích thước 22 nm. Vật liệu di truyền là DNA sợi đơn, thẳng (4.1 kb). Bệnh hoại tử máu và vỏ là một trong những bệnh virus gây nguy hiểm cho ngành nuôi tôm. Virus này khi thâm nhập vào tôm sẽ gây hoại tử máu và nhiễm trùng dưới vỏ. Nuôi tôm ở giai đoạn postlarvae và juvenile với mật độ cao rất dễ nhiễm virus này. Tôm nhiễm virus này có biểu hiện ít ăn, lừ đừ, nổi nước, xoay tròn và chết. Tỷ lệ tôm chết khi nhiễm bệnh khá cao: tôm Litppenaueus vannamei (10-50%), tôm tự nhiên (Ecuado) (63%), tôm nuôi (
Theo TS. Dương Hoa Xô- GĐ Trung tâm CNSH TP.HCM, đây là những loại bệnh xảy ra phổ biến trên tôm rất nguy hiểm. Các vùng nuôi tôm thường bị “dính” bởi những loại bệnh này. Năm 2007, Trung tâm đã triển khai thử nghiệm 4 bộ kit tại BRVT, Bình Thuận, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bến Tre, Trà Vinh… Đến nay các địa phương cũng đã báo cáo kết quả thử nghiệm 4 bộ kit đều có khả năng phát hiện đặc hiệu virus gây bệnh trên tôm sú rất tốt. Đặc biệt, ngoài 4 bộ kit trên, Trung tâm còn nghiên cứu thành công bộ kit Multiplex PCR (WSSV/IHHNV/MBV) có khả năng phát hiện đồng thời cả 3 loại bệnh phổ biến trên tôm. Chỉ bằng một phản ứng, mẫu tôm có thể được chẩn đoán chính xác khả năng nhiễm của 3 loại bệnh đốm trắng, hoại tử và còi trên tôm. Sử dụng những bộ kit này với phương pháp tách chiết DNA từ mẫu tôm rất nhanh chóng, thao tác dễ dàng hiệu quả mà giá thành cũng rẻ hơn ngoài thị trường. Trung tâm hiện đang tiến hành các thủ tục đăng ký bản quyền, tiêu chuẩn chất lượng, đồng thời chuyển giao cho các tỉnh có nhu cầu.
Nguồn khoahocchonhanong.com.vn
Các bài viết khác...
- - Nghiên cứu bệnh phân trắng, teo gan trên tôm sú nuôi và các giải pháp phòng trị
- - Khắc phục hiện tượng tôm chết trong giai đoạn lột vỏ
- - Hai hiện tượng hay nhầm lẫn trong nuôi cá
- - Phương pháp nuôi tôm hiệu quả ở vùng nước ô nhiễm
- - Công nghệ Biofloc - Triển vọng mới cho người nuôi tôm
- - Nuôi tôm bằng nước giếng
- - Để tăng năng suất sản xuất giống tôm càng xanh
- - Mô hình nuôi tôm công nghiệp bằng năng lượng mặt trời
- - Thu tỉa tôm càng xanh trứng
- - Kinh nghiệm loại bỏ tôm “còi” trong ao nuôi tôm
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...