Hai hiện tượng hay nhầm lẫn trong nuôi cá
Cá nuôi trong ao bị trúng độc thường không theo mùa, thời tiết, ban ngày hay ban đêm mà luôn có thể xảy ra. Còn cá nổi đầu phần lớn xảy ra vào mùa hè, thu khi nhiệt độ cao, đặc biệt là thời tiết áp thấp kéo dài, oi bức, mưa lâu và mưa giông. Thời gian xảy ra thường từ 12 giờ trưa đến 4 giờ sáng.
Dấu hiệu nhận biết:
Khi cá trong ao bị trúng độc, hiện tượng nổi đầu thường không rõ, biểu hiện triệu chứng cũng khác vì sự khác nhau của chất độc, có loại biểu hiện là bơi hoảng loạn, giẫy giụa cho đến khi nằm bất động. Có loại biểu hiện hành động lờ đờ, thân cá phát đen, tăng độ nhớt, mất năng lực hoạt động mà chết.
Nổi đầu là hiện tượng thiếu oxy nghiêm trọng, phân tán ở các nơi trong ao, mồm cá vừa há vừa đớp, trực tiếp hớp lấy oxy trong không khí trên mặt nước một cách bình tĩnh. Khi bị nặng cá dần dần nổi lật ngửa bụng lên, giẫy giụa để giữ thăng bằng, sau mấy lần như thế, bụng sẽ hướng lên phía trên và cá chết.
Cá trong ao bị trúng độc chết thường không phụ thuộc vào loài, kích cỡ, ngay cả cá tầng đáy như cá chép, cá tai tượng, thậm chí cá chạch cũng có thể chết, nghiêm trọng thì toàn bộ cá trong ao chết hết.
Tác nhân gây ra triệu chứng:
Các loài cá nuôi trong ao bị trúng độc phần nhiều liên quan đến khí thải các nhà máy, các nguồn xả chất thải có lẫn độc tố như H2S, hợp chất của nitơ, kim loại nặng... vào ao nuôi hoặc khi phòng trị bệnh cá dùng thuốc quá liều lượng hoặc không đúng cách gây trúng độc cho cá. Cũng có thể do trong ao nuôi, sau khi tảo giáp chết sinh độc tố hoặc sự bùng nổ số lượng lớn tảo vàng làm tê liệt thần kinh của cá, hô hấp khó khăn dẫn đến cá bị chết.
Nguyên nhân phát sinh nổi đầu chủ yếu là do chất nước xấu, gặp thời tiết khắc nghiệt, mật độ thả nuôi quá dày làm cho nước thiếu oxy nghiêm trọng, cộng với sức đề kháng của cá yếu nên dẫn đến cá bị nổi đầu.
Biện pháp phòng trị:
Khi phát hiện cá bị trúng độc trong ao nuôi mà nguồn nước không bị ô nhiễm, phải lập tức cấp bổ sung một lượng lớn nước mới, tháo nước cũ trong ao, vừa tháo, vừa cấp cho đến khi cá trong ao trở lại bình thường. Đồng thời xác định nguyên nhân trúng độc để có biện pháp xử lý đúng, ví dụ đối với một số loại tảo sinh độc tố có thể xử lý bằng việc phun tưới sulfat đồng, mỗi m2 mặt nước với độ sâu 1m dùng 0,2-0,6kg sulfat đồng.
Biện pháp cấp cứu hiện tượng nổi đầu là kịp thời bơm một lượng lớn nước mới vào ao, mở máy quạt nước, khi cần thiết thì người nuôi sử dụng các sản phẩm có tác dụng tăng oxy. Trước khi trời mùa hè oi bức, âm u, nhiệt độ cao, kịp thời làm tốt việc phòng trị côn trùng có hại gây bệnh cho cá trong ao để tăng cường sức đề kháng cho cá, đảm bảo cho cá vượt qua các yếu tố bất lợi.
nongnghiep.vn
Các bài viết khác...
- - Nghiên cứu bệnh phân trắng, teo gan trên tôm sú nuôi và các giải pháp phòng trị
- - Khắc phục hiện tượng tôm chết trong giai đoạn lột vỏ
- - Phương pháp nuôi tôm hiệu quả ở vùng nước ô nhiễm
- - Công nghệ Biofloc - Triển vọng mới cho người nuôi tôm
- - Nuôi tôm bằng nước giếng
- - Để tăng năng suất sản xuất giống tôm càng xanh
- - Mô hình nuôi tôm công nghiệp bằng năng lượng mặt trời
- - 4 bộ kit phát hiện bệnh tôm hiệu quả
- - Thu tỉa tôm càng xanh trứng
- - Kinh nghiệm loại bỏ tôm “còi” trong ao nuôi tôm
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...