Kỹ thuật nuôi lươn mới
Có thể nuôi lươn trong bể xây hoặc trong ao đất, tuỳ từng hộ gia đình vận dụng. Diện tích bể xây thường từ 10 - 20m2, loại lớn 50 - 100m2, sâu nhất 1m, thành bể cần láng nhẵn; đáy bể phải nện chặt trên phủ 1 lớp bùn sạch độ 30 cm, hoặc đổ lớp đất pha sét hay đất màu xốp trên 1/2 diện tích đáy bể. Ðiều chỉnh mức nước nuôi từ 20 - 40 cm. Bờ của ao, bể cần cao hơn 30cm so với mặt nước. Ao, bể đều phải có cống cấp và cống tiêu nước, miệng cống phải bịt lưới chống lươn chui mất. Trên mặt bể có thể trồng cây chịu nước hoặc thả bèo.
2. ương lươn giống
Trước khi ương phải dọn sạch và sát trùng ao, bể nuôi. Khi mực nước còn 10cm, cứ 10m2 dùng 2 - 2,5 kg vôi sống để khử trùng. Sau độ 10 ngày có thể thả lươn giống. Mật độ ương từ 2 - 4 kg/m2 (40 con/kg) thả 80 - 160 con/m2. Cần tắm nước muối 5% độ 5 phút để khử trùng lươn con đề phòng mang bệnh nấm vào bể nuôi.
Trong ao, bể nuôi nên thả thêm một ít chạch bùn (chạch đồng) để đảm nhiệm 2 tác dụng : một là tạo không khí cho ao, bể nuôi do chạch nhao lên nhao xuống thở liên tục; hai là để cho lươn khỏi lẫn hang ở của chúng và cuốn vào nhau do mật độ nuôi dầy, số chạch bùn thả lẫn nhiều nhất 8 - 16 con/m2. Mật độ nuôi trên chỉ áp dụng cho cơ sở lo được đầy đủ thức ăn và có kinh nghiệm tốt về quản lý ao nuôi, làm được như vậy sau 6 tháng nuôi có thể thu hoạch lươn thịt cỡ 100g trở lên. Năng suất nuôi sau 1 năm đạt 5 - 10 kg/m2.
3. Quản lý nuôi
3.1 Cho ăn theo định giờ, định lượng
Lươn chịu đói được lâu, nhưng trong quá trình nuôi không thể để lươn bị lúc no, lúc đói, hằng ngày đều phải cho lươn ăn với mức 5 - 7% trọng lượng đàn lươn. Cho lươn ăn tốt nhất là giun đất (cứ 4 - 6 kg giun có thể tăng trọng 1 kg lươn), cho ăn bằng thịt trai với mức 7% thể trọng lươn mỗi ngày, lươn sẽ tăng trọng bình quân mỗi con 0,55g/ngày. Nếu vụ nuôi là 180 ngày để tính thì hệ số thức ăn thịt trai từ 7,5 - 10 kg/1 kg lươn tăng trọng, hằng ngày cho ăn vào khoảng 6 giờ chiều.
3.2 Giữ mức nước trong ao bể thường 20cm
Thời gian nắng nóng dân cao nước đến 30 - 40cm, 1 tuần lễ thay nước 1 lần, chú ý loại bỏ sạch rác bẩn và thức ăn thừa đề phòng nước bị thối bẩn. Có thể thả bèo, trồng cây khoai nước để làm sạch nước và chỗ trú ẩn cho lươn tạo môi trường sinh thái tốt cho lươn sinh sống.
3.3 Chăm sóc lươn trong mùa rét
Khi nhiệt độ xuống thấp thì lươn chui vào hang hốc trong bùn nằm yên bất động, chống lạnh bằng :
ã Tăng độ sâu nước ở bể nuôi
ã Tháo cạn nước trong bể nhưng vẫn để bùn nhão, sau đó đắp lên đáy bể 1 lớp rơm hay thảm cỏ, không được đè nặng lên thảm làm lấp hang lỗ thông khí cho lươn thở.
Thịt lươn ngon, giá trị dược dụng cao tác dụng bồi dưỡng sức khoẻ, bổ gân cốt, khử phong hàn, lươn còn là mặt hàng xuất khẩu; nên phát triển nuôi lươn để bù đắp vào sản lượng tự nhiên ngày càng giảm sút đáp ứng yêu cầu thực phẩm cho nhân dân ă
Hồ - Lư - Thuỷ sản TQ số 2/2003
Nuôi lươn trong ruộng lúa
Đây là mô hình nuôi của một gia đình ở huyện Trường Âm, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Diện tích ruộng nuôi rộng 300m2. Cách nuôi này mang lại hiệu quả kinh tế tổng hợp, dễ áp dụng.
Chuẩn bị ruộng nuôi
Chia ruộng thành 12 luống, giữa mỗi luống có rãnh nước. Chung quanh ruộng có mương, từ giữa ruộng có xẻ mương chữ thập. Mương ruộng rộng 50 cm, sâu 25 - 30 cm. Mỗi phần ruộng chia làm bốn ô, mỗi ô rộng 6,25m2. Giống lúa cấy loại "231-8". Giống lươn mua ở ngoài thị trường, chọn con khỏe, đồng cỡ. Khi cây lúa bắt đầu xanh cuối tháng 7 thì thả lươn giống vào. Mật độ thả trung bình 20 con/m2.
Chung quanh ruộng chắn bằng tấm lợp xi-măng dựng đứng theo góc 90o, chân tấm lợp cắm vào đất cứng có kích thước 77,5 x 42,5cm.
Quản lý ruộng nuôi
Độ nước sâu: Chủ yếu căn cứ vào nhu cầu sinh trưởng của lúa có chú ý đến tập tính sống của lươn. Thời kỳ đầu, nước phục vụ cho lúa là chính, phơi rút cạn nước nhiều lần. Thời kỳ sau nước để tưới ẩm là chính. Cụ thể trước 20-8 luôn giữ nước ở ruộng từ 6-10cm, cho tới trước khi lúa ngậm đòng đến lúc hạt có sữa giữ mức nước sâu khoảng 6cm, sau đó lần lượt bơm nước và tháo cạn cho đến ngày 14-10.
Thời kỳ tháo cạn ruộng, luôn giữ mức nước ở mương 5cm. Quá trình nuôi lươn cần kiểm tra cống ra vào đề phòng lươn bò mất.
Cho ăn: Bắt đầu cho ăn từ 1-8. Hai tháng đầu thức ăn chính gồm có thịt trai, phế phẩm lò sát sinh, dòi, sau tháng thứ 3 cho ăn giun, phế phẩm lò mổ. Thức ăn cho ăn thả vào các mương.
Thời gian tháo cạn nước không cần cho ăn hay cho ăn ít. Sau 5-10 thời tiết lạnh lươn ăn ít, sau đó không cho ăn.
Tổng cộng thời gian cho ăn: 59 ngày.
Bón phân: Đổ phân bón lót khi chưa cày ruộng, sau khi lúa lên xanh thì bón thúc thêm phân đạm, lân. Mỗi một m2 ruộng bón 3kg đạm, 7gam kali. Thời kỳ có đòng đến lúa ra hoa bón thúc một lần bằng phân chuồng với 1kg phân lợn/m2, phân bắc 0,5kg/m2. Chú ý bón ở mương ruộng ngấm dần vào lúa.
Phòng trị bệnh hại
Quá trình nuôi lươn, lươn ăn sâu bọ nên lúa ít bị bệnh. Trong thời gian nuôi phun thuốc sâu một lần để diệt trứng côn trùng. Kết quả ruộng sạch cỏ, ít cỏ dại, lúa tốt hơn ở ruộng khác.
ĐOÀN GIANG
Nông thôn ngày nay
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật nuôi lươn trên cạn
- - Nuôi ếch hiệu quả
- - Hấp dẫn nuôi rắn hổ hèo
- - Làm giàu từ con cua đinh
- - Lợi nhuận cao từ nuôi cua đồng
- - Thử nghiệm mô hình nuôi rắn Ri voi trong ao nông hộ tại huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
- - Kinh nghiệm cho ếch sinh sản nhân tạo trái mùa
- - Thu nhập khá nhờ nuôi ếch đồng
- - Nuôi tôm càng xanh ở Kiên Giang
- - Quản lý và sử dụng hiệu quả các loại thuốc thú y thủy sản
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...