Những lưu ý khi nuôi rắn ri tượng
Trong điều kiện nuôi nhốt, khả năng tăng trọng cũng rất khá, nếu cho rắn tự ăn đầy đủ bằng loại mồi thích hợp thì ngay năm thứ nhất rắn con có thể đạt trọng lượng trên dưới 500gr, còn nhồi cho ăn có thể đạt đến 700gr-1kg/con, qua những năm sau trọng lượng còn tăng nhanh hơn nhất là đối với rắn cái. Hiện nay giá thị trường của rắn ri tượng khá cao ổn định khoảng 200.000đ/kg cho rắn thương phẩm loại 1, nên từ lâu nhiều người rất muốn phát triển nuôi bò sát này.
Sau nhiều năm nuôi thử nghiệm, cho đẻ và theo dõi chăm sóc rắn con, chúng tôi ghi nhận được một vài điều sau đây:
- Rắn ri tượng sau hơn một năm tuổi, đạt trọng lượng 0,5kg trở lên thì trưởng thành, chúng dễ dàng bắt cặp với nhau ở điều kiện nuôi nhốt trong bể xi măng có các loài thực vật thủy sinh, cá biệt có con còn bắt cặp trong điều kiện nuôi trong thùng nhựa lớn. Với tỷ lệ nuôi 3 rắn cái/1 con đực, rắn ri tượng vẫn bắt cặp và đẻ con khá tốt, trung bình trên dưới 10 – 20 con/rắn mẹ và dường như số lượng con có tùy thuộc tuổi thành thục và cả trọng lượng lớn hay nhỏ của rắn mẹ. Chúng tôi cũng ghi nhận thêm, mùa vụ đẻ của rắn cũng kéo dài trong điều kiện nuôi nhốt, có con đẻ ngay khi bắt đầu mùa mưa tháng 4 - 5 ÂL, có con lại đến tháng 9 -10 ÂL mới đẻ và tỷ lệ rắn con chết lưu khá cao khoảng 30%.
- Rắn con sau khi đẻ ra 1 – 2 ngày có thể cho ăn bằng các loại mồi sống như cá nhái (nòng nọc), các loại cá giống nhỏ có kích thước không quá lớn hơn so với vòng thân của rắn. Nếu cho tự ăn bằng loại mồi sống thì sau này rắn sẽ quen và chỉ ăn mồi sống, do đó cũng có thể dùng các loại cá giá rẻ như cá rô phi, cá sặc bướm, cá lóc… còn tươi sống làm sạch và cắt nhỏ theo kích cỡ cá giống cho rắn tự ăn, hoặc chỉ nhồi nhét nếu con nào chưa quen ăn. Khi rắn lớn lên thì kích thước mồi cũng nên lớn dần, cái lợi của cách cho tự ăn là có thể dùng các loại cá chết cho rắn ăn tự nhiên đỡ phải tốn công nhồi nhét sau này.
- Rắn ri tượng khi còn nhỏ có thể nuôi mật độ cao trong thùng nhựa, hồ xi măng hay lu, khạp… nhưng phải thả lục bình (bèo Nhật Bản) cho rắn có nơi đeo bám để tắm nắng và thường xuyên thay nước mới, đừng để bị ô nhiễm. Khi cho rắn ăn cần chú ý chúng hay tranh mồi, cần phải can thiệp kịp thời kẻo chúng nuốt nhau cả hai sẽ cùng chết, bằng cách: Nắm ngang cổ con rắn cần can thiệp nhường mồi và dùng dao Thái loại nhỏ trở bề sóng nhẹ nhàng đưa vào miệng, lảy nhẹ cho hai hàm răng nhả ra rồi cho cả con rắn được ăn cùng con mồi rơi xuống. Rắn con nuôi nước tĩnh và cho ăn mồi sống là cá giống thường bị nhiễm bệnh của cá giống như bệnh thủy mi, bị đẹn, ký sinh trùng… nên cần phải thường xuyên xử lý thuốc, hóa chất diệt các loại bệnh nói trên đối với cá giống trước khi cho rắn ăn vài giờ.
Trong trường hợp mua rắn cỡ 5 – 10 con/kg để nuôi, cần chú ý loại ra những con rắn bị xuyệc điện, vì chúng thưòng không ăn mồi, nuôi sẽ không lớn và dễ chết, loại này thường có đường xương sống cong vênh không bình thường do bị điện giật.
( NNVN, 19/4/2004 )Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật nuôi lươn trên cạn
- - Nuôi ếch hiệu quả
- - Hấp dẫn nuôi rắn hổ hèo
- - Làm giàu từ con cua đinh
- - Lợi nhuận cao từ nuôi cua đồng
- - Thử nghiệm mô hình nuôi rắn Ri voi trong ao nông hộ tại huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
- - Kinh nghiệm cho ếch sinh sản nhân tạo trái mùa
- - Thu nhập khá nhờ nuôi ếch đồng
- - Nuôi tôm càng xanh ở Kiên Giang
- - Quản lý và sử dụng hiệu quả các loại thuốc thú y thủy sản
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...