Nuôi rắn ri voi
Rắn ri voi không những được tiêụ thụ tại thị trường nội địa rất mạnh Mà còn đươc xuất khẩu qua một sô nước Châu á, đặc biệt là Trung Quốc. Da rắn đang là nguồn nguyên liệu rất hiếm ở các đơn vị thu mua xuất khẩu, còn thịt rắn thì luôn là món ăn đặc sản giá cao, được chuộng.
Sau đây là kỹ thuật nuôi rắn ri voi.
1. Chọn con giống
- Chọn loại con giống nhỏ, mới đẻ cỡ 50 con/kg, có nhiều và rất rẻ vào tháng 3- âm lịch.
- Chọn rắn đồng cỡ và không sẹo vết, đặc biệt là những con bị gẫy xuơng sống phải loại bỏ.
2. Xây bể:
- Nuôi trong bế xi măng thật ra không tốt bằng nuôi trong ao, muơng vuờn.
- Diện tích ao nên đào từ 10 đến 100m2 sâu 1,3-1,5 m. Thành bể sâu 07- 0,8m. Phần cạn của bể đặt lá chuối khô hoặc bèo lục bình cho rắn trú, phần sâu thông với hệ thống cấp thoát nuớc. Diện tích thả bèo lục bình chiếm 4/5 diện tích mặt ao.
- Lớp bùn đáy ao dày 10-20 cm.
- Tấm chắn bọng thoát nuớc đặt cách đáy ao 0,3 m.
3. Thức ăn:
- Rắn ri voi thích ăn nhất là các loại cá không vảy hoặc vảy nhỏử. Cứ bình quân 3-4 kg thức ăn rắn tăng trọng 1 kg.
- Luợng thức ăn hằng ngày khoảng 3-4% trọng luợng rắn trong ao. Cứ 2 ngày cho rắn ăn 1 lần.
4. Chăm sóc:
- Rắn giống mới mang về chăm sóc riêng, mật độ 30 con/m2.
- Nên nuôi luơn con trong ao để tận dụng thức ăn thừa, bớt ô nhiễm và luơn còn là nguồn thức ăn thêm của rắn.
- Khi rắn lớn dần cần làm giảm mật độ lý tuởng là 5-10 con/m2.
- Khoảng 2 tuần thay 2/3 mức nuớc trong ao.
- Rắn sắp lột da cá thì màu vảy trắng và mặt đục.
- Rắn biếng ăn hoặc bị bệnh thì dùng thuốc kích thích tăng truởng nhu Pecomex, Vitamin C. . .
5. Phòng và trị bệnh rắn:
- Rắn có thế bị xây xát hoặc lở miệng do vi khuẩn tấn công. Dùng Streptomycine pha với nuớc cất bôi vào vết thuơng cho rắn. Xử lý nguồn nuớc bằng muối.
- Rắn bị đuờng ruột sình bụng, bỏ ăn dùng Sulfa Guanidin tán vào nồi để khô rồi cho rắn ăn.
- Rắn bị nấm miệng dùng Mycostatine sử dụng theo huớng dẫn trên nhãn thuốc.
6. Thu hoạch:
Tùy theo nguời nuôi, có thể thu hoạch từ 6 tháng đến 1 năm tuổi, rắn 6 tháng tuổi đạt trọng luợng rắn loại 1 (500g/con trở lên) thì thu hoạch tốt. Khi thu hoạch, để rắn cái lại cho đẻ gây giống.
LAN UYÊNCác bài viết khác...
- - Kỹ thuật nuôi lươn trên cạn
- - Nuôi ếch hiệu quả
- - Hấp dẫn nuôi rắn hổ hèo
- - Làm giàu từ con cua đinh
- - Lợi nhuận cao từ nuôi cua đồng
- - Thử nghiệm mô hình nuôi rắn Ri voi trong ao nông hộ tại huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
- - Kinh nghiệm cho ếch sinh sản nhân tạo trái mùa
- - Thu nhập khá nhờ nuôi ếch đồng
- - Nuôi tôm càng xanh ở Kiên Giang
- - Quản lý và sử dụng hiệu quả các loại thuốc thú y thủy sản
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...