Quy trình nuôi ếch công nghiệp
Hồ có diện tích từ 10m2 trở lên (chia làm 2 ngăn) là có thể nuôi được, thành hồ cao 1m trở lên, bên trong hồ tráng xi măng hoặc lót bạt nilon, có khả năng cấp thoát nước chủ động, nguồn nước ít bị ô nhiễm.
Xung quanh hoặc phía trên miệng hồ có lưới bảo vệ đề phòng các loại địch hại như chuột, rắn, chim, cò... vào ăn ếch.
Vệ sinh, chà rửa hồ sạch sẽ, khử trùng bằng chlorine. Cấp nước sạch vào hồ khoảng 20cm, pH 4,5-8.
Thiết kế lưới bảo vệ ếch, các tấm xốp nổi, bè gỗ để ếch lên nghỉ ngơi và ăn mồi. Nên mắc 1 bóng đèn ngay phía trên hồ để dẫn dụ côn trùng đến làm thức ăn cho ếch.
Giống và mật độ thả
Chọn ếch giống sinh sản nhân tạo 1 tháng tuổi (2-2,5cm/con), đều cỡ, khoẻ mạnh, màu sáng, không dị tật, sây sát hay mất chi...
Mật độ nuôi từ 80-100 con/m2. Thả ếch vào lúc trời mát (buổi sáng hoặc chiều). Cho thùng đựng ếch giống vào hồ, mở nắp cho ếch nhảy ra từ từ.
Cho ăn
Cho ếch ăn bằng thức ăn viên công nghiệp hàm lượng cao 25-35%.
Thức ăn cung cấp có kích cỡ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ếch. Lượng thức ăn cung cấp hàng ngày từ 5- 7% trọng lượng đàn ếch trong tháng đầu và 3-4% trong hai tháng sau.
Ngoài ra có thể cho ăn thêm thức ăn tươi sống như: trùn quế, ốc, cá tạp... côn trùng do thu hút bởi ánh đèn rơi xuống.
Hàng tuần bổ sung premix, vitamin C, men tiêu hoá vào thức ăn cho ếch để tăng sức đề kháng và phòng bệnh.
Quản lý và chăm sóc
Môi trường nước ao luôn giữ sạch sẽ bằng cách lọc, thường xuyên thay nước hoặc xiphong đáy hồ để loại bỏ phân và thức ăn thừa của ếch, đồng thời cho thêm nước mới vào, không để nước dơ bẩn hoặc có mùi hôi.
Hàng ngày cần kiểm tra sức ăn và sức khoẻ của ếch qua các hoạt động bơi lội, bắt mồi để xem sức tăng trưởng của ếch nhanh hay chậm để có sự điều chỉnh chế độ cho ăn hợp lý, xem các dấu hiệu bệnh trên cơ thể ếch để điều trị kịp thời.
Thường xuyên kiểm tra xung quanh hồ, cống bọng để phát hiện các loài địch hại xâm nhập vào hồ và tìm cách diệt chúng.
Phòng trị bệnh
Bệnh đường ruột: Biểu hiện thấy bụng ếch bị trương to hoặc lòi ruột qua đường hậu môn và chết.
Phòng bệnh cho ếch bằng cách giữ cho môi trường nước không bị nhiễm bệnh; không cho ếch ăn quá no, các loại thức ăn tươi sống cần rửa sạch trước khi cho ăn; hạn chế làm cho ếch sợ hãi, nhảy nhiều.
Khi ếch bị bệnh, trộn oxy tetracyline 5g/kg thức ăn, Ganidan 2 viên/kg thức ăn rồi cho ếch ăn liên tục trong 5-7 ngày. Thường xuyên trộn men tiêu hoá vào thức ăn cũng với liều lượng trên cho ếch ăn.
Bệnh ghẻ lở: Ếch thường bị loại bệnh này do bị con lớn cắn hoặc thành hồ hay đáy hồ nhám ếch cọ sát bị trầy xước hoặc bị nhiễm trùng.
Mặt trong hồ nuôi không quá nhám, thường xuyên theo dõi tách ếch lớn ra nuôi riêng, giữ cho môi trường nước sạch sẽ để phòng tránh bệnh cho ếch.
Trị bệnh bằng cách dùng 10g dipterax pha với 5 lít nước phun xuống ao, hồ trên diện tích 10m2, hoặc dùng Sulfat đồng ngâm ếch trong 1 ngày, sau đó thay nước ao ngay.
Thu hoạch
Sau 3 tháng nuôi, ếch đạt 100-350g/con, có thể thu hoạch toàn bộ. Trong quá trình nuôi ếch có sự phân đàn rất lớn, ếch lớn càng lớn nhanh vì chúng ăn thịt những con ếch nhỏ. Nên 10 ngày đầu và trong suốt tháng đầu nuôi có thể lựa ếch lớn ra nuôi vỗ riêng để tăng hiệu quả kinh tế.
(Nguồn tin: NTNN)
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật nuôi lươn trên cạn
- - Nuôi ếch hiệu quả
- - Hấp dẫn nuôi rắn hổ hèo
- - Làm giàu từ con cua đinh
- - Lợi nhuận cao từ nuôi cua đồng
- - Thử nghiệm mô hình nuôi rắn Ri voi trong ao nông hộ tại huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
- - Kinh nghiệm cho ếch sinh sản nhân tạo trái mùa
- - Thu nhập khá nhờ nuôi ếch đồng
- - Nuôi tôm càng xanh ở Kiên Giang
- - Quản lý và sử dụng hiệu quả các loại thuốc thú y thủy sản
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...