Kỹ thuật nuôi lươn đạt hiệu quả cao
Kỹ thuật nuôi lươn đạt hiệu quả cao
Bố trí bể nuôi
- Bố trí 1 cù lao bằng đất sét pha thịt (đất ruộng đang canh tác) cao khoảng 0,6 – 0,8m, tạo môi trường cho lươn đào hang trú ẩn; diện tích cù lao đất chiếm từ1/2 đến 2/3 đáy bể. Trên mặt cù lao trồng cây cỏ thuỷ sinh như cỏ, rau mác, lục bình, khoai môn nước.
- Đổ một lớp bùn đáy dày khoảng 0,3 - 0,4m, nên độn thêm rơm, cây chuối mục để tạo môi trường trú ẩn cho lươn. Có thể dùng dây ny-lon bó thành chùm, vùi vào lớp bùn tạo điều kiện thích hợp cho lươn trú ẩn. Lớp bùn này không chứa các mảnh vụn bén nhọn.
- Lươn không ưa ánh sáng, nên khi bố trí bể nuôi phải có mái che hoặc làm giàn trồng cây leo tránh sự thay đổi môi trường một cách đột ngột.
- Giữ mức nước cao khoảng 0,2 - 0,3m, phía trên có ống thoát bịt lưới để nước có thể thoát ra ngoài và tránh lươn bò đi khi nước dâng lên. Mức nước sâu quá, lươn vận động nhiều, tiêu tốn nhiều năng lượng, lươn chậm lớn.
- Bố trí vài bóng đèn nhỏ cách mặt nước 30 - 40cm thu hút côn trùng rớt trên mặt nước làm thức ăn cho lươn và bảo vệ bể nuôi.
- Những lúc trời mưa, lươn thường tìm đường thoát đi, vì vậy nên bao lươi quanh bể nuôi để hạn chế lươn bò trốn. Ngoài ra còn phải phòng dịch hại như mèo, chuột, chim.
Thức ăn
Thức ăn cho lươn bao gồm nhiều loại: xác động vật chết, giun, ốc, cá, tép vụn, phế phẩm lò mổ; nên cho lươn ăn thức ăn tươi, hạn chế thức ăn đã bị hôi thối. Hiện nay nhiều người tận dụng ốc biêu vàng làm thức ăn cho lươn đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Chăm sóc và quản lý
Cách cho ăn
Thời gian nuôi thích hợp nhất từ tháng 6 đến tháng 12, lươn ăn mạnh và phát triển tốt nhất trong khoảng từ tháng 6 đến tháng 10. Trong quá trình chăm sóc, khi cho lươn ăn phải nắm vững nguyên tắc 4 định (định chất, định lượng, định thời gian, định vị trí) để điều chỉnh lượng thức ăn một cách hợp lý.
Định chất là thức ăn phải luôn tươi sống, đủ no, không để thức ăn thừa (lươn rất tham ăn dễ bị bội thực). Trong phạm vi nhiệt độ thích hợp, nhiệt độ cao cho ăn số lượng nhiều hơn, lúc đầu cho ăn khoảng 1 - 2% và khẩu phần tăng dần lên 5 - 8% trọng lượng lươn.
Định thời gian tức là từ 15 - 17 giờ, sau khi lươn đã quen có thể cho ăn sớm dần và tập cho ăn ban ngày Định vị là chỗ cho ăn phải cố định, sàn cho ăn bằng gỗ hoặc tre, sàn làm bằng lưới dây hoặc rổ thưa.
Quản lý nước nuôi
Giữ nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm: Ao nuôi lươn yêu cầu nước sạch, hàm lượng O2 trên 2mg/l. Do bể nuôi lươn rất cạn, mức nước chỉ là 20 - 30cm mà thứ ăn lại giàu đạm nên nước dễ bị nhiễm bẩn, ảnh hưởng đến tính bắt mồi và sinh trưởng của lươn. Khi nước quá bẩn thì nửa thân trước của lươn thẳng đứng trong nước, đầu nhô lên mặt nước để thở. Khi gặp hiện tượng đó phải nhanh chóng thay nước. Để phòng tránh nước nhiễm bẩn, cứ 2 - 3 ngày thay nước 1 lần. Lượng nước thay tối đa 70% lượng nước nuôi. Mùa hè nhiệt độ cao nên thay nước hàng ngày và thường xuyên vớt vỏ thức ăn thừa, rác bẩn trong bể nuôi...
Thu hoạch
Tuỳ theo kích thước thả mà quyết định thời gian thu hoạch hợp lý. Thông thường, cỡ lươn giống thả thích hợp từ 50 - 60 con/kg, thời gian nuôi từ 5 - 6 tháng, lươn có thể đạt 150 - 220g/con.Nếu quy cách thả 15 - 20 con/kg, thời gian nuôi 2,5 - 3 tháng. Công việc thu hoạch cần tiến hành theo các bước sau:
- Chuẩn bị đầy đủ nhân lực và dụng cụ bắt lươn: vợt, thùng chứa và sọt.
- Phương tiện vận chuyển lươn: Thùng tôn hoặc bạt lót có nước sạch đặt trên ôtô hoặc ghe...
- Rút cạn nước, dọn sạch cỏ lục bình trong bể nuôi; cần chuyển bớt đất trong bể ra ngoài, sau đó tiếp tục chuyển đất sang một góc bể; do bị động nên lươn gom về góc bể trống và lươn có thể được thu gom, chuyển đi.
Cách tiến hành thu hoạch và vận chuyển:
- Chọn thời điểm thu lươn vào sáng sớm hoặc chiều mát.
- Nên bắt từng mẻ và thu gọn, vận chuyển nhanh.
- Rửa sạch bùn đất bám trên da và mang lươn trong bể chứa tạm trước khi vận chuyển đến nơi tiêu thụ.
- Không chuyển lươn với mật độ quá cao làm lớp lươn bên dưới bị đề bẹp dễ bị ngộp và chết.
- Tốt nhất sau khi thu hoạch nên vận chuyển ngay.
- Năng suất: Lươn nuôi trong bể năng suất đạt từ 6 - 10 kg/m2/vụ. Trong năm có thể tiến hành thả 2 - 3 vụ nuôi trong năm.
Nguồn tin :T /c Kinh tế VAC, số 3Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật nuôi lươn trên cạn
- - Nuôi ếch hiệu quả
- - Hấp dẫn nuôi rắn hổ hèo
- - Làm giàu từ con cua đinh
- - Lợi nhuận cao từ nuôi cua đồng
- - Thử nghiệm mô hình nuôi rắn Ri voi trong ao nông hộ tại huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
- - Kinh nghiệm cho ếch sinh sản nhân tạo trái mùa
- - Thu nhập khá nhờ nuôi ếch đồng
- - Nuôi tôm càng xanh ở Kiên Giang
- - Quản lý và sử dụng hiệu quả các loại thuốc thú y thủy sản
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...