Bình Định: Thành công bước đầu của mô hình nuôi cá lồng bè trên hồ chứa
Nhằm giúp người dân phát triển nghề nuôi cá nước ngọt lồng bè đạt hiệu quả kinh tế ổn định, năm 2009, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình Định đã đầu tư kinh phí và phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Vĩnh Thạnh triển khai trình diễn 03 mô hình nuôi cá rô phi lồng
Mô hình gồm 2 điểm nuôi cá rô phi đơn tính dực dòng Gift và 1 điểm nuôi cá Rô phi đỏ (điêu hồng) tại khu vực hạ lưu lòng hồ. Kích cỡ lồng 4 x 4 x 3 (m) = 48 m3. Quy mô 2 lồng/hộ với mật độ 80 con/m3 với thức ăn công nghiệp. Ngay từ ban đầu khi triển khai mô hình, cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình Định đã phối hợp cùng với cán bộ kỹ thuật của Trạm và đại diện địa phương tiến hành thẩm định, chọn hộ tham gia mô hình dựa trên cơ sở có đủ kinh nghiệm, điều kiện nuôi, tâm huyết với công việc. Trung tâm cũng đã tổ chức tham quan và mở các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cá trong lồng bè cho các hộ nuôi trên địa bàn huyện. Trên cơ sở hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, các chủhộ đã biết cách làm lồng nuôi từ các vật liệu sẵncó tại địa phương như tre, lồ ô, thùng phuy, khung lưới. Lồng được đặt tại nơi có lưu tốc dòng chảy 0.2 – 0.5 m/giây, độ sâu trên 10 mét, nguồn nước trong sạch. Giống cá thả là cá rô phi đơn tính đực dòng Gift và cá điêu hồng có kích cỡ 25 gam/con, khỏe mạnh, đồng cỡ. Sau hơn 3 tháng nuôi, cá đạt kích cỡ 0.5 – 0.7 kg/con, tỉ lệ sống trung bình là 75%, sản lượng đạt 36 kg/m3. Với giá bán dao động từ 28.000 - 30.000 đồng, sau khi trừ chi phí giống, thức ăn, hoá chất, khấu hao lồng, mỗi hộ lãi trung bình trên 20 triệu.
Thành công của mô hình có được đó là nhờ sự tận tình và phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, giữa các cán bộ Trung tâm, Trạm với địa phương. Tuy nhiên, do điều kiện môi trường nước chưa ổn định ven bờ còn nhiều cây cối ngập nước đang thời kỳ phân huỷ, nên để mô hình tiếp tục được nhân rộng, việc điều tiết nước sao cho phù hợp cũng như công tác quan trắc môi trường để có định hướng, quy hoạch cụ thể, nhằm tránh tình trạng ô nhiễm môi trường lòng hồ, sản xuất gắn liền với tiêu thụ, tăng cường đầu ra tạo thuận lợi cho nghề nuôi cá ở địa phương được phát triển cần được xem xét kỹ lưỡng.
Hy vọng rằng thành công của mô hình là bước tạo đà cho nghề nuôi cá lồng trên hồ chứa Định Bình cũng như các hồ chứa tại Bình Định nói chung.
Nguồn Stp.vn
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật nuôi lươn trên cạn
- - Nuôi ếch hiệu quả
- - Hấp dẫn nuôi rắn hổ hèo
- - Làm giàu từ con cua đinh
- - Lợi nhuận cao từ nuôi cua đồng
- - Thử nghiệm mô hình nuôi rắn Ri voi trong ao nông hộ tại huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
- - Kinh nghiệm cho ếch sinh sản nhân tạo trái mùa
- - Thu nhập khá nhờ nuôi ếch đồng
- - Nuôi tôm càng xanh ở Kiên Giang
- - Quản lý và sử dụng hiệu quả các loại thuốc thú y thủy sản
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...