Sản xuất ốc đồng giống và nuôi ốc thịt
Vào mùa khô, ốc thường vùi dưới mặt đất 5 - 20cm; khi có nước ngập thì trồi lên sinh sống và phát triển ở môi trường nước. Ốc ăn tạp, thức ăn là sinh vật phù du, rêu, rau xanh, cám gạo, nội tạng gia súc, gia cầm và cả phân trâu - bò. Ốc cái thường lớn hơn ốc đực. Ốc cái có 2 râu duỗi thẳng ra phía trước, ốc đực có râu bên phải cuộn về bên trái. Ốc đẻ nhiều lần ở nhiệt độ thích hợp, sinh sản tập trung vào tháng 6 - 7 khi nhiệt độ nước 20 - 25 độ C và điều kiện sống phù hợp.
Sản xuất ốc giống
Cho ốc đẻ ở ao đất, đáy có bùn mềm, nhiều mùn hữu cơ, mực nước trung bình 0, 5m và tốt nhất là nước có dòng chảy nhẹ. Ao được bón lót bằng phân chuồng, phân gà, phân trâu - bò trộn lẫn với rơm rạ băm nhỏ (tỷ lệ 1/3). Bón phân cho ao nuôi trước khi thả ốc bố mẹ 3 ngày. Mật độ thả 15 -20 con/m2 ao, tỷ lệ ốc đực - cái 1/1. Nên thả ốc vào ao trước mùa sinh sản của ốc. Sau 10 - 15 ngày kể từ ngày thả ốc bố mẹ, có thể bắt ốc con để nuôi riêng. Ốc giống có thể bắt ngoài tự nhiên về nuôi. Cần làm nhẹ nhàng, tránh ốc bể vỏ, chết.
Nuôi ốc thịt
Ốc nuôi ở ruộng, nước sâu 0,7-1m, nơi cạn 0,2-0, 3m. Có thể nuôi ốc ở mương, ao, ruộng trũng, sông cụt, rừng nước hoặc khoanh vùng đất khi nước lũ tràn về; nên nuôi ghép ốc với cá. Vùng nuôi cần trồng bông súng, rong để tăng độ mát và độ bám của ốc trong môi trường nước. Nước nuôi ốc không bị nhiễm độc nông dược, giàu chất hữu cơ, nước có lưu thông nhẹ càng tốt. Nếu không có bờ bao thì dùng lưới cước bao quanh. 10 ngày trước khi thả ốc cần băm rơm rạ cùng với phân chuồng thả đều ao với tỷ lệ 2kg/m2, bón xong đợi đến khi có bọt nước nổi lên mới thả ốc giống. Mật độ thả 100 - 150 con/m2, ốc cỡ lớn hơn thả 80 - 120 con/m2. Hàng ngày cho ốc ăn cám gạo, bắp, khoai, rau xanh, thịt hến, cá, rắc đều trên phần nông của ao. Có thể cho ốc ăn thức ăn hỗn hợp như bột bắp, cám gạo nấu với bột cá. Lượng thức ăn hàng ngày bằng 10% trọng lượng ốc dưới ao. Cho ăn mỗi ngày 1 lần vào giờ nhất định. Ốc lớn, tăng dần lượng thức ăn.
Quản lý và thu hoạch
Thu tỉa ốc lớn để lại ốc nhỏ nuôi tiếp trong mùa nước. Vào cuối mùa nước, thu toàn bộ; chọn ốc bố mẹ để nuôi năm sau. Nơi có nhiều phù sa bồi lắng nên thu hoạch vào mùa khô, khi đó chỉ cần cào mặt đất, bắt từng con ốc. Đây cũng là lúc ốc mập nhất.
Nguồn tin : Web báo Kinh tế nông thôn
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật nuôi lươn trên cạn
- - Nuôi ếch hiệu quả
- - Hấp dẫn nuôi rắn hổ hèo
- - Làm giàu từ con cua đinh
- - Lợi nhuận cao từ nuôi cua đồng
- - Thử nghiệm mô hình nuôi rắn Ri voi trong ao nông hộ tại huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
- - Kinh nghiệm cho ếch sinh sản nhân tạo trái mùa
- - Thu nhập khá nhờ nuôi ếch đồng
- - Nuôi tôm càng xanh ở Kiên Giang
- - Quản lý và sử dụng hiệu quả các loại thuốc thú y thủy sản
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...