Thử nghiệm mô hình nuôi rắn Ri voi trong ao nông hộ tại huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
Huyện An Minh có tổng diện tích tự nhiên 59.055ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông, ngư nghiệp là 41.888ha, chiếm 70,9% (chưa kể đất lâm nghiệp); lao động sản xuất nông, lâm, thủy sản chiếm 82% lực lượng lao động trong toàn huyện.
Với đặc thù của huyện thì nhân dân sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp là chính, trong điều kiện dân cư ngày càng tăng thêm, diện tích đất sản xuất ngày bị thu hẹp, do đó cần nghiên cứu áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cần đa dạng hóa cây trồng vật nuôi vừa có giá trị kinh tế cao, vừa phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, vận dụng đưa những mô hình sản xuất thật hiệu quả về kinh tế, góp phần giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho từng nông hộ là điều hết sức cần thiết. Trên thực tế đã có nhiều mô hình sản xuất kết hợp mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cần được điển hình nhân rộng.
Vừa qua UBND huyện An Minh cũng đã tổ chức buổi Hội thảo mô hình nuôi rắn Ri voi tại hộ ông Trần Thanh Hòa, ấp Tám Xáng 1, xã Đông Hòa huyện An Minh. Có trên 70 đại biểu gồm đại diện lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ Kiên Giang, cán bộ phòng Khoa học Sở KH-CN, cán bộ phòng Công thương huyện Châu Thành, lãnh đạo UBND huyện An Minh, lãnh đạo của 10 xã, thị trấn thuộc huyện An Minh và cùng toàn thể đại biểu đại diện các hộ gia đình trong huyện tham dự.
Đề tài “Thử nghiệm mô hình nuôi rắn Ri voi trong ao nông hộ tại ấp Tám Xáng 1, xã Đông Hòa, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang” được thực hiện từ tháng 10 năm 2007 (thời gian thực hiện 12 tháng) với tổng kinh phí thực hiện là 214.362.000 đồng, trong đó vốn sự nghiệp khoa học hỗ trợ giống và thức ăn là 23.000.000 đồng, vốn đối ứng là 191.362.000 đồng. Mục tiêu của đề tài nhằm nuôi thử nghiệm rắn Ri voi trong ao nông hộ để khảo sát tính thích nghi với điều kiện tự nhiên tại ấp Tám Xáng 1, xã Đông Hòa, huyện An Minh và đề xuất quy trình nuôi rắn ri voi thương phẩm; Phổ biến nhân rộng mô hình cho bà con nông dân.
Theo phát biểu trình bày những kinh nghiệm tại Hội thảo của ông Trần Thanh Hòa - người thực hiện mô hình nuôi rắn Ri voi cho thấy: “Với quy mô 1.500m2 đất và nguồn vốn bỏ ra, tuy chưa thu hoạch nhưng với tỷ trọng rắn và tỷ lệ rắn đạt đầu con là rất hiệu quả. Sau 12 tháng nuôi đạt tỷ lệ rắn sống là 88% (do nguồn giống không chủ động được nên phải thu gom từ nhiều thương lái nên có một số rắn bị chích điện nên tỷ lệ hao hụt cao khoảng 12%), trọng lượng đạt 1,4kg/con, giá bán trên thị trường hiện nay rắn thịt dao động từ 380.000đ – 400.000đ/kg, tổng sản lượng rắn thu hoạch được là 2.259kg rắn thương phẩm, sau khi trừ chi phí cho toàn bộ mô hình thì sau một đợt nuôi 12 tháng đầu lợi nhuận thu được trên 600 triệu đồng”.
Theo suy nghĩ của ông Trần Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện An Minh thì: “Đây là mô hình mới, về cơ bản tương đối dễ thực hiện, nhưng phải chịu khó mà đặc biệt là phải áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, thời gian tương đối dài, có thể kết hợp với nuôi cá, lươn, ếch nhái… nếu quy mô lớn; có thể nuôi quy mô nhỏ hơn, tận dụng đất đai vườn, ao… nhưng yếu tố kỹ thuật vẫn là yếu tố quyết định” và ông cũng đã lưu ý rằng: “Mô hình nuôi rắn Ri voi tại hộ ông Trần Thanh Hòa là một trong những mô hình sản xuất hiện nay mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất nếu tính trên cùng một diện tích. Do vậy các ngành chức năng, UBND các xã, thị trấn cần làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân tích cực nghiên cứu học hỏi, vận dụng vào thực tiễn sản xuất của mình với quy mô sao cho phù hợp với điều kiện sẵn có”.
Nguồn khoahoc.kiengiang.gov.vn
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật nuôi lươn trên cạn
- - Nuôi ếch hiệu quả
- - Hấp dẫn nuôi rắn hổ hèo
- - Làm giàu từ con cua đinh
- - Lợi nhuận cao từ nuôi cua đồng
- - Kinh nghiệm cho ếch sinh sản nhân tạo trái mùa
- - Thu nhập khá nhờ nuôi ếch đồng
- - Nuôi tôm càng xanh ở Kiên Giang
- - Quản lý và sử dụng hiệu quả các loại thuốc thú y thủy sản
- - Sản xuất ốc đồng giống và nuôi ốc thịt
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...