Nuôi ếch hiệu quả
Ếch là động vật lưỡng cư, sống ở các vùng đầm lầy, đồng bằng và cả ở miền núi. Thịt ếch trắng hồng, dai, thơm ngon là nguồn cung cấp đạm động vật nên có giá trị thương phẩm cao, được thị trường ưa chuộng. Nguồn thức ăn của ếch đồng rất phong phú, có nhiều trong tự nhiên như cua, ốc, các loại côn trùng, cá... Nghề nuôi ếch không tốn nhiều vốn mà lại cho thu nhập khá cao, thời gian nuôi ngắn, phù hợp nuôi hình thức nông hộ. Xin giới thiệu 3 hình thức nuôi ếch thương phẩm mang lại hiệu quả kinh tế.
Nuôi trong ao đất
Ao không quá lớn, diện tích trong khoảng 50-200m2. Có thể trải bạt nylon nơi ao không giữ nước. Rào chung quanh ao để tránh ếch nhảy ra. Đăng lưới bảo vệ phía trên và xung quanh ao, có thể dùng lưới, tôn fibro xi măng, phên tre rào cao 1-1,2m. Mực nước ao khống chế 20-30cm, có ống thoát nước. Đào mương trong ao rộng 1,5m, sâu 0,3m. Hạn chế ánh sáng trực tiếp. Tạo giá thể cho ếch lên cạn ở (bè tre, gỗ, tấm nylon, bèo tây…) làm nơi cư trú cho ếch, diện tích giá thể 50% diện tích ao nuôi (khi ao không có bờ để ếch lên ở). Ếch phải nuôi nơi có nước ngọt hoàn toàn, không bị ô nhiễm chất hữu cơ và nước thải công nghiệp, có thể sử dụng nước giếng, nước sông hay nước ao. Cải tạo ao: vét bùn đáy, bón vôi bung CaO từ 7-15kg/100m2 để nâng pH đất, diệt tạp và mầm bệnh. Phơi nền đáy ao 3-7 ngày. Điều kiện môi trường nước thích hợp để ếch phát triển: pH 6,5-8,5, Alkalinity 100-150 mg/l. Ammonia (NH3)<0,02 mg/l, nhiệt độ 25-320C, tốt nhất là 28-300C.
Nuôi ếch trong ao đất ít tốn chăm sóc và chi phí đầu tư thấp hơn nhưng có nhược điểm
Tỉ lệ sống thấp do khó kiểm soát dịch bệnh, dịch hại và lựa ếch vượt đàn. Ao có nhược điểm dễ bị rò rỉ do ếch đào hang để trú ẩn.
Nuôi trong lồng bè giai và đăng quầng: Thích hợp vùng có ao, hồ lớn có thể vừa nuôi ếch kết hợp với nuôi cá (các loài cá ăn tạp như trê, rô phi, cá lóc ....), giảm chi phí thức ăn cho cá.
Lồng nuôi được thiết kế hình chữ nhật, có kích thước 8-50m2, (2x4, 4x8, 5x10m). Chiều cao 1-1,2m. Lồng làm bằng lưới cước nylon mầu xanh hoặc đen phía trên có cửa cho ếch ăn. Chiều cao 1-1,5 m. Nên đanthành từng lồng riêng lẻ nhằm tiện chăm sóc, kiểm tra. Tấm dưới cùng nên dùng loại lưới thưa hơn để khi ếch ăn không hết, thức ăn sẽ rơi xuống cho cá ăn. Lồng nuôi được đặt trên ao, mương..., Mỗi lồng được bố trí 6 cọc để giữ lồng. Tạo giá thể cho ếch lên cạn cư trú bằng cách ở đáy lồng trải một lớp xốp, trên lớp xốp trải một lớp phên tre và phên nứa để giữ độ ẩm và làm sàn ăn cho ếch. Tổng diện tích giá thể chiếm 2/3-3/4 diện tích giai.
Nuôi trong giai, đăng quầng: Dùng lưới nylon hay đăng tre bao quanh một diện tích trong ao. Thả lục bình, bè tre, nylon nổi để làm nơi ếch lên cạn cư trú. Diện tích giá thể 3/4 diện tích đăng quầng
Nuôi ếch trong ao Ảnh: Phan Thanh Cường
Nuôi trong các bể xi măng
Bể có diện tích từ 10 m2 (2x5x2m) trở lên, hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tròn được xây bằng gạch, bên trong láng xi măng nhẵn, độ cao trên 1,5m để tránh ếch nhảy ra. Đáy ao nên có độ nghiêng khoảng 50 để dễ thay nước. Nên che lưới nylon trên bể để tránh nắng trực tiếp và làm tăng nhiệt độ (có thể sử dụng lưới lan). Không nên che mát hoàn toàn bể nuôi. Mực nước trong ao khống chế ngập 1/2-2/3 thân ếch. Đối với bể mới xây, ngâm phèn chua 100g/m2, ngâm 2 lần, 2 ngày/lần, sau đó chà bằng bẹ chuối, phơi nắng 30 ngày, cấp và xả nước 3-4 lần.
Con giống: Hiện nay có 3 loài ếch được nuôi phổ biến, gồm ếch đồng Việt Nam, Ếch Thái Lan và Ếch bò (ếch Cu Ba). Mùa vụ nuôi từ tháng 3 đến tháng 12 hàng năm. Nên chọn ếch giống nặng từ 5-10 gam/con, thả nuôi chỉ một lần. Ếch giống đồng đều khoẻ mạnh, không có bệnh tật, dị hình. Trước khi đưa ếch giống vào nuôi cần tắm cho ếch bằng nước muối nồng độ 3% hoặc hoặc dung dịch thuốc tím (5mg/10 lít nước) trong thời gian từ 5-10 phút.
Mật độ nuôi được thả và điều chỉnh thích hợp qua thời gian nuôi: Nuôi ếch trong các ao đất: 60-80 con/m2. Nuôi ếch trong giai, lồng bè: 100-150 con/m2 (60-80 con/m2). Nuôi ếch trong các bể xi măng: 150–200 con/m2 (80–100 con/m2).
Thu hoạch và vận chuyển
Sau thời gian nuôi 4 – 6 tháng, trong lượng ếch đạt bình quân 6-8 con/kg, tiến hành thu hoạch. Trước khi thu hoạch phải dừng cho ăn 1 ngày, thu vào lúc chiều mát và tắm cho ếch trước khi thu hoạch. Dùng vợt để thu hoạch. Dùng hộp xốp có lỗ thông hơi và bèo tây để vận chuyển hoặc dùng túi màn nilông nhúng ướt nước.
>> Tùy vào điều kiện và hình thức nuôi, người nuôi nên lựa chọn loài ếch nuôi cho thích hợp: Ếch đồng kích cỡ trung bình 150-200gr thích nghi cao với điều kiện khí hậu nước ta, có sức sống khoẻ, ít bị bệnh hại, dễ nuôi. Ếch Thái Lan có kích cỡ lớn (200-400gr), có khả năng thích nghi điều kiện nuôi giữ và ăn mồi tỉnh như thức ăn viên. Ếch bò có kích cỡ rất lớn (500-900gr), khả năng thích nghi kém. |
Theo: www.thuysanvietnam.com.vn
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật nuôi lươn trên cạn
- - Hấp dẫn nuôi rắn hổ hèo
- - Làm giàu từ con cua đinh
- - Lợi nhuận cao từ nuôi cua đồng
- - Thử nghiệm mô hình nuôi rắn Ri voi trong ao nông hộ tại huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
- - Kinh nghiệm cho ếch sinh sản nhân tạo trái mùa
- - Thu nhập khá nhờ nuôi ếch đồng
- - Nuôi tôm càng xanh ở Kiên Giang
- - Quản lý và sử dụng hiệu quả các loại thuốc thú y thủy sản
- - Sản xuất ốc đồng giống và nuôi ốc thịt
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...