Dasvila - Điều kỳ diệu ở Đồng Tháp

“Dasvila - Kẻ phá bĩnh” vì với đặc tính giảm 40% đạm, 80% lân, rồi đây Cục Trồng trọt sẽ phải xem xét lại quy trình phân bón cho lúa, các nhà SX phân bón phải xem xét các công thức phân và kỹ thuật "bón phân vá áo" cũng không còn cần thiết.

davsadieukydieuodongthap.jpgMuốn mua phải đăng ký

Ruộng lúa giống khảo nghiệm của anh Trần Văn Thông, ấp Bình Hiệp B, xã Bình Thạnh Trung (Lấp Vò - Đồng Tháp) sử dụng Dasvila liên tục đã 3 vụ (ảnh)

Khác hẳn với cảnh tượng đìu hiu của các cửa hàng vật tư nông nghiệp ĐBSCL đang mùa nước nổi là không khí khẩn trương, tất bật của CBCNV công ty Dasco (Cty dịch vụ PTNT Đồng Tháp, đơn vị nhận chuyển giao công nghệ của trường Đại học Cần Thơ sản xuất chế phẩm vi sinh Dasvila). Hẹn hò mãi mới gặp được Thạc sỹ Võ Hùng Nhiệm, trưởng phòng RD Maketing của Dasco. Chiều thứ 7, Nhiệm vừa kết thúc buổi thuyết trình Dasvila tại Thanh Bình cũng vừa về tới – Anh thông cảm, em bận quá không đi cùng anh được, nhân viên em sẽ đưa anh đi tới bất cứ địa chỉ nào anh muốn.

Anh Đinh Văn Khưu, nông dân sản xuất giỏi chuyên sản xuất lúa giống ở ấp Nhơn Quới, xã Vĩnh Thạnh, Lấp Vò vào đề ngay sau cái bắt tay hồ hởi – Dasvila thì đúng là tuyệt vời, ồ không trên cả tuyệt vời. Anh Khưu đã sử dụng Dasvila liên tục 3 vụ liền trên diện tích 2,3 ha. Trước đây khi chưa dùng Dasvila, cứ mỗi công (1.000 m2) anh sử dụng 16 kg urea + 11 kg DAP + 7 kg kali (quy chuẩn 96 kg N, 50 kg P2O5, 42 kg K2O) nhưng nay chỉ sử dụng 14 kg urea + 6 kg kali (quy chuẩn 64 kg N, 0 kg P2O5, 36 kg K2O) tính ra anh đã tiết giảm được 40% đạm, 100% lân và 10% kali, một giá trị không nhỏ. Anh Khưu cho biết, đã hơn chục năm nay năng suất của anh ở mức ổn định 8,5 T/ha ở vụ ĐX và 6,1 T/ha ở vụ HT. Do năng suất đã “kịch trần” nên muốn tăng lợi nhuận thì khả thi nhất là giảm chi phí.

Cùng dân sản xuất lúa giống chuyên nghiệp, nhưng ông Trần Văn Thông, ấp Bình Hiệp B, xã Bình Thạnh Trung (Lấp Vò) lại có triết lý khác – Mình là dân chuyên nghiệp, bán giống lại được giá cao nên sá chi mấy con rầy, cháy lá, muốn năng suất tối đa thì cứ việc phân bón tối đa, bởi vậy so với khuyến cáo của nhà sản xuất anh chỉ giảm 20% đạm và 100% lân. Năng suất vụ vừa rồi anh đạt 7,96 T/ha, bán giống được giá 5.050 đ/kg. Sau khi trừ chi phí anh còn lợi nhuận 28,56 triệu/ha/vụ.

Điều cả 2 anh nông dân chuyên nghiệp khoái nhất là khi sử dụng Dasvila thì không còn sợ lốp, không sợ dư đạm, không còn chỗ xanh chỗ vàng do bón phân không đều và nhẹ chi phí thuốc phòng trừ sâu bệnh.

Theo sổ sách của Dasco thì diện tích sử dụng Dasvila đang tăng lên hàng ngày theo cấp số nhân. Tổng diện tích sử dụng chế phẩm này đã lên tới 7.000 ha. Dự báo diện tích sử dụng sẽ bùng nổ vào vụ ĐX tới, bởi vậy ngay từ bây giờ Dasco đã phải yêu cầu khách hàng đăng ký, còn xưởng SX thì hoạt động tốc lực hết công suất bất kể ngày đêm.

Lợi thế vi khuẩn bản địa

Một số người dân ở xã Vĩnh Thạnh cho biết, trước đây họ đã từng sử dụng Wehg, một chế phẩm của Mỹ hiệu quả. Tuy nhiên khi có Dasvila thì họ quên luôn Wehg. Nông dân bỏ Wehg không chỉ vì giá Wehg đắt hơn (chi phí Wehg 2,8 triệu/ha/vụ, chi phí Dasvila chỉ 0,5 triệu/ha/vụ) mà còn nếu dùng Wehg thì phải 5 lần phun xịt, trong lúc đó với Dasvila thì chỉ cần trộn một lần duy nhất với giống đã nảy mầm trước lúc sạ 3 giờ (với lúa cấy thì tẩm rễ mạ trong dung dịch trước khi cấy 3 giờ).

Vậy công nghệ vi sinh VN hiện đại hơn công nghệ vi sinh của các nước tiên tiến chăng? Th.S Nguyễn Phước Tuyên giải thích – So với Mỹ, Nhật, thậm chí với Trung Quốc thì công nghệ vi sinh của VN còn kém xa, mà bằng chứng là sản phẩm Wehg có hạn dùng tới 2 năm, còn với Dasvila chỉ 6 tháng. Vấn đề ở chỗ các thầy ĐH Cần Thơ đã phân lập được  vi khuẩn bản địa, có sức sống cao hơn, hoạt động hiệu quả hơn trong điều kiện đất đai, khí hậu, giống lúa của VN hơn là mấy con vi sinh ngoại nhập.

Vẫn theo Th.S Tuyên, có 2 con vi khuẩn trong chế phẩm Dasvila, vi khuẩn cố định đạm – Azosbium, vi khuẩn phân giải lân – Pseubomonas. Khi trộn với lúa đã nảy mầm, vi khuẩn cố định đạm xâm nhập vào phía đầu rễ nhờ một enzyme tương tác, sau đó chúng sử dụng màng nguyên sinh chất của tế bào rễ lúa bao ngoài để ngụy trang và theo các bó mạch di chuyển dần lên lá. Ở đấy chúng sử dụng các dinh dưỡng của cây lúa để tăng mật số tạo khuẩn lạc, hút nitơ từ không khí để cố định đạm và chia sẻ phần đạm cố định được cho lúa theo kiểu cộng sinh nội sinh, đồng thời vi khuẩn còn tiết ra hoóc môn kích thích rễ lúa phát triển mạnh. Còn với vi khuẩn phân giải lân thì chúng ngoại cộng sinh theo cách sống tập trung ở xung quanh rễ, sử dụng một số chất dinh dưỡng do rễ lúa tiết ra và phân giải lân khó tiêu có sẵn trong đất thành lân dễ tiêu, nhờ vậy mà cây lúa hấp thu được.

Nguồn www.nongnghiep.vn