Home Thông tin phân bón Phương pháp sản xuất phân ủ đơn giản
Phương pháp sản xuất phân ủ đơn giản
Sản xuất phân ủ tại chỗ bà con nông dân sẽ tận dụng được nguồn nguyên vật liệu rẻ tiền của địa phương, giảm được chi phí trong SXNN. Sản xuất phân ủ gồm có 2 giai đoạn: sản xuất đất men và sau đó sử dụng đất men để sản xuất phân ủ.
<P style="MARGIN: 0in 0in 0pt; TEXT-INDENT: 0.5in; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial">Sản xuất đất men: Nguyên liệu để sản xuất 1 tấn đất men bao gồm: 50 kg vi khuẩn gốc, 10 kg cám gạo, 900 kg đất khô đập nhỏ hoặc than bùn. Ngoài ra cần bổ sung thêm 3 kg đường và lượng nước đủ để tạo độ ẩm 25-30% cho hỗn hợp. Vi khuẩn gốc là những vi sinh vật có ích có khả năng phân giải các phế thải động, thực vật thành mùn. <?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /><o:p></o:p></SPAN></P>
<P style="MARGIN: 0in 0in 0pt; TEXT-INDENT: 0.5in; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial">Trộn đều các nguyên liệu nói trên với vi khuẩn gốc, cám gạo, đất khô. Hòa tan đường trong nước, tưới đều vào hỗn hợp rồi đảo đều thành nhiều lớp, nhiều lần. Đường và cám là những chất dinh dưỡng để nuôi sống vi sinh vật; cung cấp nước nhằm tạo đủ độ ẩm thuận lợi để vi sinh vật tồn tại và phát triển. <o:p></o:p></SPAN></P>
<P style="MARGIN: 0in 0in 0pt; TEXT-INDENT: 0.5in; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial">Để kiểm tra độ ẩm đạt khoảng 25-30% ta làm như sau: Lấy một nắm hỗn hợp nắm chặt tay, khi thả ra mà hỗn hợp vẫn giữ được nguyên hình của nó nhưng nếu đụng nhẹ vào thì tơi ra là độ ẩm đạt yêu cầu. Sau khi trộn đều ta dùng nilon phủ kín đống ủ trong vòng 48 giờ. Trong thời gian này cần đảo đống ủ 2-3 lần để cung cấp ôxy và tưới thêm nước nhằm giúp vi sinh vật hoạt động, sinh sôi nẩy nở. Sau 48 giờ ủ, ta được sản phẩm đất men. Quá trình sản xuất đất men được hiểu như quá trình nhân giống vi sinh vật dùng để sản xuất phân ủ cho bước tiếp theo.<o:p></o:p></SPAN></P>
<P style="MARGIN: 0in 0in 0pt; TEXT-INDENT: 0.5in; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial">Sản xuất phân ủ: Khác với làm đất men, nguyên liệu để sản xuất phân ủ bao gồm: đất men, phế thải thực vật, cám gạo, phân gia súc. Để sản xuất 1 tấn phân ủ cần các nguyên liệu kể trên với khối lượng và tỷ lệ như sau: 50 kg đất men, 600 kg phế thải thực vật, 250 kg phân gia súc, 60 kg cám gạo. Ngoài ra cũng cần bổ sung thêm 3 kg đường được hòa tan vào nước để tạo độ ẩm 30-35%. <o:p></o:p></SPAN></P>
<P style="MARGIN: 0in 0in 0pt; TEXT-INDENT: 0.5in; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial">Cũng giống như quá trình làm đất men, tiến hành trộn đều đất men, cám gạo, lá cây khô hoặc có thể sử dụng lá rau già, hoa quả hư thối cũng được. Sau đó tiếp tục bổ sung phân gia súc vào tưới nước đường đã được hòa tan để tạo độ ẩm 30-35% cho hỗn hợp. Đảo đều, đánh thành đống và dùng bao tải nilon phủ kín. Quá trình tạo phân ủ kéo dài khoảng 2 tháng. Trong quá trình ủ phải đảo thường xuyên, khoảng 1 tuần/lần để bổ sung thêm ôxy và nước cho các vi sinh vật trong đống ủ tồn tại và phát triển. Nên bố trí ủ phân nơi cao ráo gần nơi trồng trọt để đỡ công vận chuyển và tiện sử dụng, tránh được mùi hôi trong quá trình phân đang phân giải.<o:p></o:p></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0in 0in 0pt; TEXT-INDENT: 0.5in; TEXT-ALIGN: justify; tab-stops: 75.0pt"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial">Loại phân ủ này dùng bón cho cây trồng rất tốt vì có đầy đủ chất dinh dưỡng có tỷ lệ C/N cân đối, hợp lý từ 20 đến 25%. Cũng có thể phối trộn thêm lượng lân, kali theo yêu cầu của từng loại cây trồng để bón lót hoặc bón thúc cho rau, màu, cây ăn quả đều rất tốt, cho hiệu quả cao.<I><o:p></o:p></I></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0in 0in 0pt; TEXT-ALIGN: right; tab-stops: 75.0pt" align=right><I style="mso-bidi-font-style: normal"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt">Theo: Web Báo NNVN</SPAN></I><I><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: VNI-Jamai"><o:p></o:p></SPAN></I></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0in 0in 0pt"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt"><o:p> </o:p></SPAN></P>
Các bài viết khác...
- - Dùng phân NPK nhả chậm và giữ ẩm cho cây trồng
- - Nguyên lý cơ bản của việc bón phân cho cây trồng
- - Giảm phân để tăng năng suất
- - Một số kinh nghiệp giúp nông dân phân biệt và chọn mua phân bón đúng chất lượng
- - Hoàn thiện công nghệ và thiết bị sản xuất phân bón lá dạng phức hữu cơ Pomior
- - Tự làm phân hữu cơ sinh học giá rẻ
- - Sản xuất phân vi sinh từ phụ phẩm nông nghiệp
- - Phân bón công nghệ xanh
- - SX phân hữu cơ vi sinh quy mô hộ gia đình
- - Phân bón công nghệ xanh
Bài viết mới
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...
Đăng nhập