Mô hình ủ phân hữu cơ với men trichoderma
Ngày 03/11/2009,Trung tâm Khuyến nông tổ chức lượng giá mô hình “Ủ phân hữu cơ” tại Ấp An Hòa, Xã Trung An, H. Củ Chi (TP.HCM), là địa bàn chuyên trồng cây ăn trái các loại: như chôm chôm, xoài, măng cụt, ổi... Tham dự có các thành viên trong Tổ hợp tác cây ăn trái Trung An và đại diện chính quyền địa phương, Hội nông dân, Trung tâm Khuyến nông, Trạm khuyến nông Củ Chi.
Mô hình ủ phân hữu cơ do Trạm khuyến nông Củ Chi kết hợp cùng Phòng Kỹ Thuật Trung tâm Khuyến nông thực hiện tại 42 hộ là tổ viên Tổ hợp tác cây ăn trái xã Trung An, với qui mô 5m3 phân ủ/hộ trong thời gian thực hiện 05/2009 – 10/2009.
Tổ hợp tác thực hiện qui trình ủ phân như sau:
Phân bò tươi (bò sữa) được trải lớp dày 20 - 30cm, sau đó rải men Trichoderma, tiếp tục lớp phân bò rồi rải men Trichoderma cho đến khi đống phân đạt độ cao theo ý muốn (1m - 1,2m), phủ kín bằng bạt. Ủ được 20 ngày, mở bạt phủ ra và đảo trộn đống phân cho đều. Trong quá trình đảo trộn có tưới nước tạo ẩm độ thích hợp cho nấm Trichoderma phát triển, phân hủy nhanh chất hữu cơ. Phủ bạt lại và ủ đống phân lại, tiếp tục ủ khỏang 20 - 30 ngày, phân ủ đã hoai , được các hộ dùng bón cho cây trồng. Sử dụng 3kg men Trichoderma ủ cho 1m3 phân bò.
Ông Lê Công Hạnh, P.Phòng Kỹ Thuật Trung tâm Khuyến nông giải thích thêm cho bà con lợi ích khi sử dụng nấm Trichoderma, có tác dụng phân hủy nhanh chất hữu cơ thành dạng dinh dưỡng dễ tiêu và khống chế một số nấm bệnh gây hại cho cây trồng; khi ủ được 5 - 7 ngày, nhiệt độ đống phân ủ đạt trên 60oC, diệt được hạt cỏ có nhiều trong phân bò. Ngoài ra các hộ có nhiều xác bả thực vật như rơm rạ, lá cây,mụn dừa… nên đưa vào ủ chung với phân bò, men Trichoderma sử dụng là 4 kg/m3 phân có chất độn, sẽ tăng thêm được khối lượng phân ủ hoai cho cây trồng.
Qua hội thảo, bà con góp nhiều ý kiến; đây là vùng nuôi bò sữa nên có nguồn phân bò rất lớn nhưng thường bán thẳng cho các tỉnh trồng tiêu, cao su. Khuyến nông xây dựng mô hình hướng dẫn cho bà con ủ phân hữu cơ, công việc đơn giản các hộ đều làm được dễ dàng; sau khi ủ hoai, phân được bón cho cây ăn trái: chôm chôm, măng cụt, sầu riêng… đạt được kết quả tốt, cây sinh trưởng mạnh, ngăn ngừa được bệnh
Bà con cũng sôi nổi thảo luận đề nghị Tổ hợp tác Cây ăn trái Trung An xây dựng dự án sản xuất phân hữu, với chất lượng cao, giá thành hạ, cung cấp cho các tổ viên và nông dân sản xuất trong vùng.
www.khuyennongtphcm.com
Các bài viết khác...
- - Dùng phân NPK nhả chậm và giữ ẩm cho cây trồng
- - Nguyên lý cơ bản của việc bón phân cho cây trồng
- - Giảm phân để tăng năng suất
- - Một số kinh nghiệp giúp nông dân phân biệt và chọn mua phân bón đúng chất lượng
- - Hoàn thiện công nghệ và thiết bị sản xuất phân bón lá dạng phức hữu cơ Pomior
- - Tự làm phân hữu cơ sinh học giá rẻ
- - Sản xuất phân vi sinh từ phụ phẩm nông nghiệp
- - Phân bón công nghệ xanh
- - SX phân hữu cơ vi sinh quy mô hộ gia đình
- - Phân bón công nghệ xanh
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...