Sản xuất phân vi sinh từ phụ phẩm nông nghiệp
Sau hai năm thực hiện, công trình nghiên cứu sử dụng chế phẩm sinh học Compost Maker sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm nông nghiệp đã đem lại hiệu quả thiết thực. Công trình do Kỹ sư Phạm Hồng Hải, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Nghệ An, thực hiện.
Phần lớn diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã bị suy thoái, xói mòn và mất dần khả năng canh tác. Nguyên nhân chính là do người dân quá lạm dụng các loại phân bón hóa học, thiếu nguồn phân bón hữu cơ bổ sung thường xuyên. Mặt khác, lượng phế thải từ sản xuất nông nghiệp (rơm rạ, cây xanh…) và từ các nhà máy chế biến (bùn, bã mía…) do không xử lý kịp thời đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học Compost Maker gồm các chủng vi sinh vật; vi sinh vật phân giải xenllulo; vi sinh vật phân giải lân; vi sinh vật cố định đạm và vi sinh vật hỗ trợ trên nền than bùn có mật độ các chủng vi sinh vật từ 108-109 CFU/g. Việc sản xuất vi sinh vật từ phụ phẩm khá đơn giản và dễ thực hiện: xử lý thô nguồn nguyên liệu phế phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp và các nhà máy chế biến, phối trộn với chế phẩm Compost Maker và một vài phụ liệu khác như đạm, kali, rỉ mật…, độ ẩm cuối cùng của hỗn hợp cần đạt từ 45-50%.
Chế phẩm Compost Maker và phân bón hữu cơ vi sinh đã rút ngắn thời gian xử lý các hợp chất hữu cơ các chủng vi sinh vật phân giải nhanh; rút ngắn thời gian xử lý phế phụ phẩm; nhiệt độ sinh khối ủ tăng sau 1-2 ngày và đạt cực đại 45 - 70oC sau 7-15 ngày. Sản phẩm tạo ra các chất giàu cácbon chuyển hóa màu và dễ bị mùn, khử được mùi hôi, an toàn đối với cây trồng, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo ra nền sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững.
Về hiệu quả kinh tế, chi phí mua 1 tấn phân chuồng 300.000 đồng, chi phí để sản xuất 1 tấn phân hữu cơ vi sinh quy mô hộ gia đình 272.000 đồng. Như vậy, sử dụng phân hữu cơ vi sinh tiết kiệm được 28.000 đồng/tấn.
Hiện nay, chế phẩm sinh học đã được triển khai thực hiện trên các mô hình trồng chè ở xã Hùng Sơn (huyện Anh Sơn); trồng rau ở xã Quỳnh Liên (Quỳnh Lưu); trồng cam ở Nông trường Xuân Thành (Quỳ Hợp)…
Chế phẩm sinh học Compost Maker đang được ngành nông nghiệp Nghệ An tiếp tục nhân ra diện rộng. Công trình đã được Hội đồng cấp Bộ đánh giá đạt kết quả xuất sắc và Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An trao Giải nhì Giải thưởng Sáng tạo KH&CN Nghệ An năm 2009.
Theo TTXVN/Vietnam+,
Các bài viết khác...
- - Dùng phân NPK nhả chậm và giữ ẩm cho cây trồng
- - Nguyên lý cơ bản của việc bón phân cho cây trồng
- - Giảm phân để tăng năng suất
- - Một số kinh nghiệp giúp nông dân phân biệt và chọn mua phân bón đúng chất lượng
- - Hoàn thiện công nghệ và thiết bị sản xuất phân bón lá dạng phức hữu cơ Pomior
- - Tự làm phân hữu cơ sinh học giá rẻ
- - Phân bón công nghệ xanh
- - SX phân hữu cơ vi sinh quy mô hộ gia đình
- - Phân bón công nghệ xanh
- - Cần tăng cường bón phân hữu cơ cho đất sản xuất
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...