Cách pha chế thuốc Boóc đô
Ngưyễn Văn Năm (Long Khánh, Đồng Nai)
Trả lời: đúng như bạn nghe nói nước thuốc Boóc-đô (Bordaux) 1% được dùng để phòng trừ nhiều loại bệnh hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau như: các bệnh đốm nâu, bệnh sương mai hại cà chua, khoai tây; bệng đốm tím hại hành; bệnh giác ban bông; bệnh đốm lá; đốm mắt cua hại thuốc lá; các bệnh đốm đen, đốm nâu, loét sẹo, bồ hóng, bệnh thối gốc chảy mủ hại cam quýt; các bệnh gỉ sắt, thán thư, hại cà phê; các bệnh phồng lá, chấm xám hại chè...
Nguyên liệu để pha chế nước thuốc Boóc-đô là Ca(OH)2 (vôi sống hay còn gọi là vôi tươi) và CuSO4 (sulfat đồng) là những thứ rất dễ kiếm. Khi pha dung dịch sulfat đồng với nước vôi sẽ cho ra nước thuốc Boóc-đô có màu xanh da trời, không mùi. Nước thuốc này tương đối ít độc đối với người, động vật, cây trồng.
Nước thuốc Boóc-đô có thể được pha chế theo nhiều nồng độ và nhiều phương pháp khác nhau. Tuỳ theo liều lượng, cách pha chế mà nước thuốc Boóc-đô có màu sắc và phẩm chất khác nhau.
Nồng độ thông dụng nhất là nước thuốc Boóc-đô 1:1:100 (nước thuốc Boóc-đô 1%). Với nồng độ này, phương pháp pha chế tốt nhất là như sau: giả sử muốn pha 10 lít nước thuốc thì lấy 100gram sulfat đồng hoà tan với 8 lít nước sạch trong một xô nhựa hay lu, vại sành...(không dùng đồ chúa bằng sắt, tôn do dễ bị thuốc ăn mòn làm thủng). Tiếp đó lấy 100 gram vôi sống hoà tan trong 2 lít nước trong một xô nhựa hay lu, vại sành khác (nếu là vôi đã tôi thì dùng khoảng 130 gram).
Sau khi đã có dung dịch sulfat đồng và nước vôi thì đổ từ từ dung dịch sulfat đồng vào nước vôi, vừa đổ vừa khuấy đều tay. Chú ý phải làm tuần tự như trên, không được đổ ngược lại (tức là không được đổ dung dịch nước vôi vào dung dịch sulfat đồng).
Sau khi pha chế lấy một cây đinh khoảng 5 phân còn mới hoặc đã được mài bóng (củng có thể lấy một con dao mỏng bằng sắt mài sáng ở mũi) nhúng vào nước thuốc vừa pha khoảng một phút. Rút đinh (hoặc mũi dao) ra, nếu thấy có một lớp màu gạch cua bao phủ ở trên đinh, để ra ngoài không khí một lát, nếu lớp đó chuyển sang màu đen thì như vậy nước thuốc còn chua dễ gây hại cho cây trồng, gặp trường hợp này cần thêm nước vôi từ từ cho đến khi nào thử lại cây đinh (hoặc mũi dao) không thấy hiện tượng bị đen như trên thì đạt yêu cầu.
Để thuốc có hiệu quả cao, phải kiểm tra bệnh thường xuyên, khi thấy bệnh chớm phát sinh thì phải phun thuốc kịp thời. Nếu để trừ bệnh thì phun 7-10 ngày 1 lần, nếu để ngừa bệnh thì phun 1 tháng 1 lần. Phun sao cho thuốc bám đều trên cả hai mặt lá, trên cành và trên thân.
Chú ý:
-Thuốc dùng đến đâu pha thuốc đến đó, không nên pha chế quá nhiều dùng không hết để lưu sang ngày hôm sau, thuốc sẽ bị mất phẩm chất.
-Không nên phun thuốc vào lúc trời nhiều sương, ẩm ướt, trời mưa, nắng gắt hoặc lúc cây đang ra hoa. Nên phun vào các buổi sáng và chiều khi trời đã dịu nắng.
-Không nên phun cho những cây có sức chống chịu kém với thuốc như đậu nành, măng cụt...Các bài viết khác...
- - 7 loại thuốc trừ sâu sinh học đa năng
- - Ứng dụng phòng trừ sinh học cho đồng ruộng tiết kiệm chi phí
- - Thêm một hóa chất mới giúp diệt cỏ dại trên ruộng hữu hiệu
- - Thuốc trừ cỏ thế hệ mới Fenrim 18.5WP
- - Chọn dụng cụ phun thuốc BVTV hiệu quả
- - Có nên dùng thuốc trừ sâu sớm?
- - Thuốc trừ cỏ Glyphosate
- - Dùng thuốc nào để diệt trừ nhện hại cây trồng?
- - Thuốc sát trùng hột có ảnh hưởng đến thiên địch ?
- - DELFIN WG-THUỐC TRỪ SÂU VI SINH
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...