Thuốc trừ cỏ Glyphosate
Nguyễn Văn Măng, Biên Hòa (Đồng Nai)
và một vài bà con ở Mỏ Cày, Bến Tre
Trả lời: GLYPHOSATE là thuốc trừ cỏ hậu nẩy mầm (diệt cỏ sau khi cỏ đã mọc). Thuốc được bán trên thị trường chủ yếu dưới dạng lỏng đóng chai. Họat chất diệt cỏ của thuốc là muối Glyphosate isopropylamine. Do có tác động lưu dẫn nên sau khi phun, thuốc sẽ xâm nhập vào bên trong thân qua bộ lá và các phần xanh của cây cỏ rồi di chuyển đến tất cả các bộ phận của cây (kể cả bộ rễ nằm sâu dưới đất và thân ngầm), làm cho thối căn hành và thân ngầm nên diệt cỏ rất triệt để và hữu hiệu trong việc ngăn cản cỏ mọc trở lại. Mặc dù tác động diệt cỏ của thuốc có hơi chậm, sau khi xịt thuốc 4-5 ngày (cỏ hàng niên) hoặc 7-10 ngày (cỏ đa niên) mới thấy cỏ chết, nhưng hiệu lực của thuốc lại kéo dài tới 2-3 tháng.
Do có nhiều hãng và công ty trong và ngòai nước đăng ký lưu thông nên trên thị trường nước ta thuốc trừ cỏ Glyphosate mang rất nhiều tên thương mại khác nhau (khỏang bốn chục tên) như Glyphosan; Carphosate; Clean-up; Go up; Helosate; Nufarm Glyphosate; B-Glyphosate; Roundup; Vifosat...mà hầu như những tên này lại đều là tên nước ngòai, nên bà con nông dân rất dễ bị lầm lẫn khi mua, đặc biệt là trong khâu sử dụng. Trong thực tế sản suất chúng tôi đã gặp không ít những trường hợp bị lầm lẫn dẫn đến làm chết cây trồng. Vì thế để tránh những điều đáng tiếc có thể xẩy ra, thì một điều đặc biệt quan trọng là trước khi sử dụng các bạn cần phải đọc thật kỹ hướng dẫn cách sứ dụng, liều lượng sử dụng... mà nhà sản xuất đã in sẵn trên vỏ bao bì.
Khác với những lọai thuốc trừ cỏ có tính chọn lọc, chỉ diệt cỏ dại chứ không diệt cây trồng (thí dụ như thuốc Sofit hay 2,4D...chỉ diệt cây cỏ chứ không diệt cây lúa), thì thuốc Glyphosate là thuốc trừ cỏ không chọn lọc (diệt được rất nhiều lọai cỏ, kể cả cây trồng nếu thuốc bám được vào lá hoặc những bộ phận xanh của cây). Vì thế khi sử dụng các bạn phải hết sức thận trọng, tuyệt đối không được phun xịt thuốc trực tiếp lên cây trồng, hoặc để thuốc bám dính lên cây trồng, để thuốc bay sang những ruộng cây trồng kế cận...
Sau khi phun xịt thuốc các bạn nhớ phải xúc rửa bình xịt nhiều lần cho thật sạch sẽ trước khi dùng bình xịt này xịt những lọai thuốc khác, nếu không thuốc sẽ làm hại cho cây trồng khi dùng bình này xịt những lọai thuốc khác cho cây.
Glyphosate là thuốc có phổ tác động rộng, diệt trừ được hầu hết các lọai cỏ đa niên và cỏ hàng niên. Đặc biệt là có hiệu qủa cao và kéo dài đối với một số lọai cỏ khó trừ như cỏ tranh, cỏ mắc cỡ, lau sậy, cỏ ống,... vì thế ngòai việc diệt cỏ cho các vườn cây, đồi cây lâu năm như cà phê, cao su...hoặc phun diệt cỏ trước khi gieo trồng cây ngắn ngày, thuốc còn có khả năng phát hoang cho những diện tích đất khai hoang, đất không canh tác, bờ mương bờ ruộng, ven các công lộ...
Để đảm bao an tòan và có hiệu qủa cao các bạn nên pha thuốc với nước trong, sạch và phun với bình có tia nhuyễn. Phun thuốc vào thời điểm cỏ đang sinh trưởng mạnh, có nhiều lá xanh, chồi non. Không phun thuốc trước khi trời có mưa 4-6 giờ, hoặc lúc có dông, gió lớn. Không phun thuốc ở đất có ngập nước hoặc ở thời tiết qúa khô hạn.
Các bài viết khác...
- - 7 loại thuốc trừ sâu sinh học đa năng
- - Ứng dụng phòng trừ sinh học cho đồng ruộng tiết kiệm chi phí
- - Thêm một hóa chất mới giúp diệt cỏ dại trên ruộng hữu hiệu
- - Thuốc trừ cỏ thế hệ mới Fenrim 18.5WP
- - Chọn dụng cụ phun thuốc BVTV hiệu quả
- - Có nên dùng thuốc trừ sâu sớm?
- - Dùng thuốc nào để diệt trừ nhện hại cây trồng?
- - Thuốc sát trùng hột có ảnh hưởng đến thiên địch ?
- - DELFIN WG-THUỐC TRỪ SÂU VI SINH
- - Cách pha chế thuốc Boóc đô
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...