Có nên dùng thuốc trừ sâu sớm?
Nguyễn Văn Bé Tư, và một số bà con
trồng lúa ở Long Thành (Đồng Nai)
Trả lời: Điều các bạn nghe nói là hòan tòan đúng đấy các bạn ạ. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) thì việc dùng thuốc trừ sâu sớm để trừ sâu ăn lá ở giai đọan đầu của cây lúa (30 ngày sau khi cấy hoặc 40 ngày sau khi sạ) là không cần thiết, vì sâu ăn lá ở giai đọan này không ảnh hưởng đến năng suất lúa. Theo nghiên cứu của tác gỉa Miyashita vào năm 1985 cho thấy số lá lúa bị hại do sâu cuốn lá nhỏ gây ra có thể lên đến 67% cũng không ảnh hửơng đến năng suất lúa. Còn theo kết qủa nghiên cứu của Gref vào năm 1991 thì sâu cuốn lá nhỏ có thể lên đến 16 con / một bụi lúa cũng chỉ có thể làm giảm 1% năng suất lúa. Theo họ sở dĩ như vậy là do ở giai đọan đầu (từ khi gieo sạ đến đẻ nhánh) cây lúa có khả năng tự phục hồi bằng cách ra những lá mới, chồi mới để bù đắp những mất mát do sâu ăn lá gây ra đối với những lá, những chồi trước đó, từ đó chúng có thể giữ vững được năng suất. Ngòai ra các nhà khoa học cũng đã chứng minh được rằng nếu dùng thuốc trừ sâu sớm (nhất là những lọai thuốc có phổ tác động rộng) thì ngoài con sâu thuốc còn tiêu diệt cả tập đòan thiên địch trên đồng ruộng, từ đó dễ làm bùng phát các dịch sâu rầy ở giai đọan sau, đặc biệt là rầy nâu. Đấy là chưa kể bà con còn tốm kém thêm tiền mua thuốc, thuê công phun xịt và đặc biệt là gây ô nhiễm môi trường sống vốn đang bị ô nhiễm nặng nề của chúng ta.
Chính vì những lý do trên đây mà các nhà khoa học đã khuyên bà con nông dân không nên dùng thuốc trừ sâu sớm ở giai đọan đầu của cây lúa để bảo vệ “những người bạn tốt của nộng dân” tức bảo vệ tập đòan thiên địch trên đồng ruộng và bảo vệ môi trường sống. Tuy nhiên việc khuyến cáo này không hề đơn giản vì bà con nông dân ở các nước trồng lúa nói chung và nông dân Việt nam nói riêng đã có tập qúan thường xuyên sử dụng thuốc trừ sâu ngay từ khi cây lúa mới mọc ra những lá đầu tiên. Vì thế để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật này cho nông dân Việt Nam, từ vụ lúa Đông Xuân 1991-1992 đến vụ Đông Xuân 1992-1993 Viện IRRI đã phối hợp với ngành Bảo vệ thực vật nước ta tổ chức tập huấn hướng dẫn cho gần 100 nông dân ở một số tỉnh ĐBSCL tham gia chương trình “Nông dân tham gia thí nghiệm” (FPR: Farmer Participatory Research), bằng cách làm rất mới, đó là: với sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, trên chính mảnh ruộng của gia đình mỗi nông dân, chừa lại một diện tích khỏang 200 m2 (phần này gọi là ruộng thí nghiệp-RTN), ở phần RTN tuyệt đối không dùng thuốc trừ sâu trong thời gian 30 ngay đầu sau khi cấy ( hoặc 40 ngày sau khi sạ). Sau thời gian quy định trên bà con vẫn được phun thuốc trừ sâu bình thường như ở phần ruộng còn lại của nông dân (gọi là ruộng nông dân-RND). Tất cả các biện pháp về kỹ thuật canh tác và chăm sóc khác đều tiến hành giống nhau ở cả hai bên. (RTN và RND). Cuối vụ, kết qủa tổng kết trên gần 100 ruộng của những nông dân tự nguyện tham gia chương trình FPR đã cho thấy: ở RND số thuốc dùng trong mỗi vụ cao gấp 6 lần so với RTN, thế nhưng năng suất lúa ở RTN vẫn bằng RND. Như vậy trên ruộng không dùng thuốc trừ sâu sớm (RTN) đã giảm được khá nhiều chi phí so với ruộng sản xuất theo tập qúan cũ của nông dân (RND). Ngòai ra còn bảo vệ được sức khỏe của người nông dân, do số lần phải đi phun xịt thuốc ít hơn, giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ được quần thể thiên địch trên ruộng lúa, từ đó giữ được cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng, giảm nguy cơ bùng phát các dịch sâu rầy sau đó.
Như vậy “không dùng thuốc trừ sâu sớm” là một tiến bộ kỹ thuật của ngành BVTV thế giới, đã được thử nghiệm thành công tại Việt Nam. Được sự tài trợ, giúp sức của Viện IRRI, sự giúp đỡ về tài chính của các địa phương, sau những thí nghiện trên diện rộng ở ĐBSCL, chúng ta đã mở rộng chương chình FPR “không phun thuốc trừ sâu sớm” cho bà con nông dân ở vùng sâu và các vùng trọng điểm lúa trong cả nước. Với kết qủa có tính thuyết phục rất cao trong các thí nghiệm tự tay nông dân tiến hành trên chính mảnh ruộng của gia đình mình, đến nay bà con đã có xu hướng thay đổi dần tập qúan phun thuốc trừ sâu sớm và nhiều lần trong một vụ lúa của mình. Chính vì những lý do trên mà các cơ quan chuyên môn trong những năm gần đây đã khuyến cáo bà con nông dân “không nên phun thuốc trừ sâu sớm ở giai đọan đầu của cây lúa” như các bạn đa õnghe./.
Các bài viết khác...
- - 7 loại thuốc trừ sâu sinh học đa năng
- - Ứng dụng phòng trừ sinh học cho đồng ruộng tiết kiệm chi phí
- - Thêm một hóa chất mới giúp diệt cỏ dại trên ruộng hữu hiệu
- - Thuốc trừ cỏ thế hệ mới Fenrim 18.5WP
- - Chọn dụng cụ phun thuốc BVTV hiệu quả
- - Thuốc trừ cỏ Glyphosate
- - Dùng thuốc nào để diệt trừ nhện hại cây trồng?
- - Thuốc sát trùng hột có ảnh hưởng đến thiên địch ?
- - DELFIN WG-THUỐC TRỪ SÂU VI SINH
- - Cách pha chế thuốc Boóc đô
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...