Chọn dụng cụ phun thuốc BVTV hiệu quả
Trước năm 1975, nông dân ĐBSCL chỉ quen với bình xịt nén khí Hudson, rồi xuất hiện bình xịt gạt đeo vai. Tiếp đó cải tiến hơn thì loại máy nén áp lực cao kéo lết dây được thiết kế dây 50 - 100 m, sử dụng cần phun nhiều béc, kèm theo phụ kiện gồm phuy chứa thuốc. Máy vận hành gồm một lao động điều khiển và một lao động kéo lết dây. Loại máy phun này giúp nhà nông xử lý nhanh dịch hại trên đồng ruộng với diện tích lớn, tuy nhiên dây kéo lết qua làm rơi vãi thuốc vừa phun trên lá, làm cho những băng phun không đồng đều. Đến năm 2000, máy phun nén đeo vai được du nhập vào Việt Nam. Máy có dung tích 20 - 25 lít, béc phun đặc và áp lực cao. Khi đi phun không phải kéo dây lết nên nước thuốc không bị rơi rớt. Đến nay, loại máy này được nông dân sử dụng nhiều ở Hòn Đất (Kiên Giang), Bạc Liêu, Long An, Đồng Tháp.
Mỗi loại béc phun được thiết kế phù hợp với dụng cụ phun. Béc của bình phun Hudson được chỉnh tia, chỉnh sương và ngày nay ít được sử dụng. Béc nút áo của bình xịt gạt, được sử dụng phổ biến cho cần phun có 3, 4, 5, 6, 8 hay 10 béc. Béc phun đặc của máy phun nén đeo vai cho giọt thuốc nhuyễn hơn tạo giọt sương khá mạnh về bên dưới. Gần đây, những dụng cụ phun cải tiến như máy phun nén kéo lết dây thường dùng béc phun nút áo, hay béc phun bông sen. Trong thực tế nhà nông không chọn một béc Hudson hình cone có thể điều chỉnh phun xoáy xuống, mà chuộng loại béc nút áo của Đài Loan phun phà đều trên. Cần phun cũng có nhiều loại được cải tiến như: cần phun inox có 3 - 4 béc nút áo được sử dụng phổ biến trên bình xịt tay; cần phun ống trúc có 4, 5, 8, 10 béc nút áo, thông dụng cho cả bình xịt gạt đeo vai lẫn bình phun máy khí nén đeo vai hay khi nén cố định.
Tuy nhiên, dù chọn loại bình phun nào thì trước khi phun thuốc nên kiểm tra lại béc phun. Nếu tia phun không đều, có thể do áp lực không đều, do béc nghẹt béc không, do lỗ béc to lỗ béc nhỏ. Bên cạnh đó, nếu người phun thuốc đi không đều, lúc nhanh lúc chậm, sẽ tạo vệt phun vảy cá. Chính những chỗ không có thuốc, lúa sẽ bị cháy rầy hoặc thối cổ bông, cổ gié.
Nhìn chung, hiện nay đa phần bà con nông dân ĐBSCL vẫn sử dụng phổ biến loại bình gạt đeo vai, do vậy bà con nên phun thuốc theo lối kép, tức là giọt thuốc người đi sau phải phủ tới lối đi của người đi trước. Người phun thuốc cũng phải chú ý đến kỹ thuật phun hình chữ V, không phun góc bẹt toàn phần. Đi chậm và phía trước mặt phải phun chậm hơn hai bên nhằm tránh vảy cá, tránh ít nước ngay lối đi.
Tại trại giống lúa Tà Đảnh - Tri Tôn - An Giang, giàn phun nén cố định cũng đã được áp dụng và cho kết quả phòng trị khá cao. Máy nén được đặt trên xuồng nhỏ chạy dọc theo mương ruộng, dây được chuyền trên không đến xe phun thuốc. Xe có hai tam giác đối xứng: một để cẩu dây chuyền nước thuốc, một dùng cho người kéo đi về phía trước, phía sau hai bánh xe có hệ thống tăng-đơ nâng chiều cao giàn phun tùy theo địa hình. Giàn phun có chiều dài từ 12 - 15 m với 31 - 41 béc phun, công suất đạt 10 ha/ngày với 4 nhân công, lượng nước phun bình quân 600 lít/ha. Ưu điểm của giàn phun nén này là giọt thuốc phun cắm thẳng vào đất - không hình thành vảy cá, không mất theo hiệu ứng lối đi, không kéo lết dây làm rơi vãi thuốc trên lá.
Theo: Web báo KHPTCác bài viết khác...
- - 7 loại thuốc trừ sâu sinh học đa năng
- - Ứng dụng phòng trừ sinh học cho đồng ruộng tiết kiệm chi phí
- - Thêm một hóa chất mới giúp diệt cỏ dại trên ruộng hữu hiệu
- - Thuốc trừ cỏ thế hệ mới Fenrim 18.5WP
- - Có nên dùng thuốc trừ sâu sớm?
- - Thuốc trừ cỏ Glyphosate
- - Dùng thuốc nào để diệt trừ nhện hại cây trồng?
- - Thuốc sát trùng hột có ảnh hưởng đến thiên địch ?
- - DELFIN WG-THUỐC TRỪ SÂU VI SINH
- - Cách pha chế thuốc Boóc đô
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...