Số 15/2007/CT-BNN

Về việc tăng cường công tác quản lý canh tác nương rẫy

Trong thời gian qua, việc quản lý canh tác nương rẫy đã từng bước chuyển biến theo hướng thâm canh gắn vời việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở nông thôn miền núi. Tuy nhiên, việc phát nương làm rẫy quảng canh, thiếu quy hoạch và sự quản lý thiếu chặt chẽ vẫn là nguyên nhân trực tiếp, chủ yếu gây ra cháy rừng và phá rừng trái phép đang diễn ra ở nhiều địa phương.

Để chấn chỉnh tình trạng trên, góp phần bảo vệ rừng, đồng thời hướng dẫn cho người dân canh tác nương rẫy có hiệu quả, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có rừng chỉ đạo và tổ chức thực hiện một số công tác chủ yếu sau:

1) Thống kê, xác định cụ thể. hiện trạng diện tích, loại hình canh tác và đối tượng canh tác nương rẫy; rà soát, quy hoạch nương rẫy bảo đảm sự thống nhất với quy hoạch 3 1oại rừng và quy hoạch sử dựng đất đai của địa phương, chú trọng những khu vực có khả năng canh tác ổn định thì quy hoạch nương rẫy cố định.

2) Tổ chức kiểm soát chặt chẽ các hoạt động canh tác nương rẫy, đốt dọn đồng ruộng gần rừng. Nghiêm cấm canh tác nương rẫy xâm hại vào rừng tự nhiên thuộc trạng thái rừng giầu và trung bình; các khu rừng đặc dụng và vùng rừng phòng hộ rất xung yếu. Trong thời điểm khô hạn kiệt, nguy cơ cháy rừng ở cấp cực kỳ nguy hiểm (cấp V) cần phải tạm dừng việc đốt dọn nương rẫy, đốt đồng ruộng gần rừng.

Xử lý nghiêm minh người có hành vi vi phạm hoặc lợi dụng canh tác nương rẫy để phá rừng trái phép hoặc gây cháy rừng.

3) Xây dựng, chương trình chuyển đổỉ canh tác nương rẫy bền vững trên địa bàn theo hướng  thâm canh ruộng bậc thang, nương rẫy cố định, từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Những diện tích có điều kiện thì địa phương có cơ chế tạơ điều kiện hỗ trợ tài chính, lương thực, cây giống và hướng dẫn kỹ thuật cho đồng bào trồng rừng, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và cây làm thức ăn  gia súc để giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập gắn với bảo vệ rừng và bảo vệ đất đai.

4) Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao Chi cục Kiểm 1âm chủ trì và phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cho Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý canh tác nương rẫy. Trong đó, Chi cục Kiểm lâm khẩn trương thực hiện quyết liệt một số vấn đề sau:

a) Tổ chức tuyên truyền vận động đồng bào hiện đang du canh, du cư hoặc định cư nhưng còn du canh, đốt phá rừng làm nương rẫy chuyển sang làm nương rẫy cố định; quy định cụ thể các hoạt động đốt nương 1àm rẫy, đốt đồng cỏ, đồng ruộng trong rừng và gần rừng.

b) Chỉ đạo Kiểm lâm cấp huyện, Kiểm lâm phụ trách địa bàn xã tăng cường kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các chủ rừng đốt dọn thực bì; hộ gia đình và cá nhân đốt nương làm rẫy, đốt dọn đồng ruộng trong các tháng cao điểm của mùa khô.

c) Tổ chức xác định ranh giới khu vực quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy và tiến hành cắm mốc để quản 1ý, bảo vệ ngăn chặn hành vi lấn chiếm, xâm hại sang những diện tích khác.

d) Hàng năm tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả việc quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy và tổ chức triển khai thực hiện.

5) Giao cho Cục kiểm lâm chủ trì, phối hợp vời các đơn vị liên quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện một số công việc sau:

a) Tiếp nhận, triển khai thực hiện đề án thí điểm về quản lý canh tác nương rẫy ở một số địa phương để tổng kết rút kinh nghiệm triển khai thực hiện trên phạm vi toàn quốc.

b) Chỉ đạo và kiểm tra các hoạt động quản lý canh tác nương rẫy của các địa phương. Trình Bộ ban hành quy phạm, quy trình kỹ thuật sử dụng  lửa trong việc xử lý thực bì và canh tác nương rẫy.

Yêu cầu các địa phương, các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện tốt các nội dung trên đây và báo cáo kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BỘ TRƯỞNG

Cao Đức Phát: Đã ký