Số: 23 /2007/QĐ-BNN
BỘ NÔNG NGHIỆPVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Số: 23 /2007/QĐ-BNN
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 28 tháng3 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật
được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở
Việt Nam.
BỘ TRƯỞNG
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;
Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật, công bố ngày 08 tháng 8 năm 2001;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này:
1. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam gồm:
1.1. Thuốc sử dụng trong Nông nghiệp:
1.1.1 Thuốc trừ sâu: 264 hoạt chất với 832 tên thương phẩm.
1.1.2 Thuốc trừ bệnh: 214 hoạt chất với 572 tên thương phẩm.
1.1.3 Thuốc trừ cỏ: 125 hoạt chất với 377 tên thương phẩm.
1.1.4 Thuốc trừ chuột: 13 hoạt chất với 19 tên thương phẩm.
1.1.5 Thuốc điều hoà sinh trưởng: 40 hoạt chất với 93 tên thương phẩm.
1.1.6 Chất dẫn dụ côn trùng: 4 hoạt chất với 5 tên thương phẩm.
1.1.7 Thuốc trừ ốc: 11 hoạt chất với 58 tên thương phẩm.
1.1.8 Chất hỗ trợ (chất trải): 4 hoạt chất với 5 tên thương phẩm.
1.2. Thuốc trừ mối: 11 hoạt chất với 11 tên thương phẩm.
1.3. Thuốc bảo quản lâm sản: 5 hoạt chất với 6 tên thương phẩm.
1.4. Thuốc khử trùng kho: 5 hoạt chất với 5 tên thương phẩm.
2. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng ở Việt Nam gồm:
2.1. Thuốc sử dụng trong Nông nghiệp:
2.1.1 Thuốc trừ sâu: 6 hoạt chất với 11 tên thương phẩm.
2.1.2 Thuốc trừ chuột: 1 hoạt chất với 3 tên thương phẩm.
2.2. Thuốc trừ mối: 2 hoạt chất với 2 tên thương phẩm.
2.3. Thuốc bảo quản lâm sản: 4 hoạt chất với 4 tên thương phẩm.
2.4. Thuốc khử trùng kho: 3 hoạt chất với 9 tên thương phẩm.
3. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam gồm:
3.1. Thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản lâm sản: 21 hoạt chất.
3.2. Thuốc trừ bệnh: 6 hoạt chất.
3.3. Thuốc trừ chuột: 1 hoạt chất.
3.4. Thuốc trừ cỏ: 1 hoạt chất.
Điều 2: Việc xuất khẩu, nhập khẩu các loại thuốc bảo vệ thực vật ban hành kèm theo quyết định này được thực hiện theo Qui định về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá được ban hành kèm theo Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 1 năm 2006 của Chính phủ.
Điều 3: Cục Bảo vệ thực vật chịu trách nhiệm quy định về sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng ở Việt nam.
Điều 4: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.
Các quyết định trước đây trái với quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 5: Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng Bùi Bá Bổng: Đã ký
Các bài viết khác...
- - Tăng cường liên kết Nhà nước với doanh nghiệp trong chuyển giao công nghệ
- - Xây 6 khu xử lý chất thải rắn ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Hỗ trợ 100% phí đăng ký sở hữu trí tuệ sản phẩm sáng tạo của nông dân
- - Hội thảo toàn quốc các Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ lần thứ III
- - Khai mạc Chợ Thiết bị và Công nghệ Thủ đô 2010
- - Quyết định số 1895/QĐ-BNN-CB v/v sửa đổi Quy chế đăng ký, chứng nhận hàng nông lâm thủy sản chất lượng cao và uy tín thương mại
- - Quyết định về việc bổ sung, sửa đổi Danh mục thuốc thú y thủy sản, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản
- - Sản xuất và kinh doanh rau an toàn phải có chứng nhận
- - QUYẾT ĐỊNH
- - Số 20/2007/QĐ-BNN
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...