


Bón phân cho cam, quýt
Bón phân cho cam, quýt
Cam, quýt là các cây ăn quả được trồng phổ biến ở nước ta. Với năng suất 20 tấn quả cam lấy đi từ đất 34kgN; 10kg P2O5; 64kg K2O. Tính trung bình 1 tấn quả, cam cây lấy từ đất 1,7kg N; 0,5kg P2O5; 3,2kg K2O. ^Kali là yếu tố cam lấy từ đất nhiều nhất. Vì vậy, bón kali có thể làm tăng năng suất cam 10-46%, hệ số lãi do bón phân cân đối cho cam có thể đạt đến 4,5- 5,0. Cân đối giữa phân hữu cơ và phân vô cơ làm cho năng suất cam tăng 30-50%.
Cân đối đạm-kali, ngoài tác dụng làn tăng năng suất cam còn làm tăng chất lượng quả cam, như tăng hàm lượng đường và giảm lượng axit. Cam, quýt là cây ăn quả lâu năm, cho nên hàng năm cần được bón phân và lượng phân thay đổi theo tuổi cây. Nhu cầu các khoáng trung-vi lượng rất cần thiết cho cam, quýt để tăng năng suất và chất lượng.
Dựa vào đặc điểm sinh lý và ra quả của cam quýt người ta có thể chia thời gian sinh trưởng của cây thành 2 thời kỳ để bón phân.
Thời kỳ được 7 tuổi:
Thời kỳ này cây phát triển thân, cành là chính. Vào những năm cuối thời kỳ cây đã cho quả nhưng chỉ là những mùa quả đầu tiên, năng suất quả của cây tăng dần qua các năm. Ở thời kỳ này người ta đề nghị bón phân cho cam, quýt với lượng như bảng a.
Bảng a: Bón phân cho cam quýt thời kỳ cây dưới 7 tuổi
Loại phân | 1-2năm tuổi | 4-5 năm tuổi | 6-7 năm tuổi |
Phân chuồng (kg/cây) | 25-30 | 35-40 | 45-50 |
Vôi bột (kg/cây) | 0,5 | 0,7-0,8 | 1,0 |
N (g/cây) | 80-150 | 200-250 | 300-400 |
P2O5 (g/cây) |
100-150 | 150-200 | 250-300 |
K2O (g/cây) | 100-150 | 150-250 | 300-400 |
Thời kỳ cam cho quả ổn định
Ở thời kỳ này, năng suất của cam đi dần vào ổn định. Những thay đổi vể năng suất chịu tác động chủ yếu của các yếu tố bên ngoài (khí hậu, sâu bệnh, kỹ thuật chăm bón, v.v…). Ở thời kỳ này, lượng phân bón được thay đổi tuỳ thuộc vào năng suất của cam, quýt. Lượng phân bón được khuyến nghị như ở bảng b.
Bảng b: Bón phân theo sản lượng cam quýt:
Loại phân và lượng phân | Năng suất trên 15 tấn/ha | Năng suất trên 8 tấn/ha |
N (kg/tấn quả) | 7-8 | 11-12 |
P2O5 | 7-8 | 11-12 |
K2O | 8-10 | 10-12 |
- Bón sau thu hoạch, bón phục sức cho cây, giúp cây phân hóa mầm hoa: bón vôi + toàn bộ phân chuồng + toàn bộ phân lân + 1/3 phân đạm + 1/3 phân kali.
- Bón trước trổ hoa 6 tuần: 1/3 lượng đạm + 1/3 lượng kali - Bón lúc quả lớn bằng ngón tay cái: 1/3 lượng đạm + 1/3 lượng kali.
Tuỳ theo đặc điểm đất đai ở từng vùng có thể tăng giảm lượng phân bón cho thích hợp. Thí dụ ở vùng đất đồng bằng sông Cửu Long có thể giảm bớt lượng kali.
Cần chia phân ra bón thành nhiều lần để chống rửa trôi mất phân. Khi bón nhớ đào hố hoặc cuốc rãnh nông luân phiên chung quanh tán cây.
Lưu ý:
Nên bón bổ sung phân trung - vi lượng cho cam, quýt để tăng năng suất và chất lượng bằng cách phun phân bón lá Yogen ở các thời điểm như sau:
- Trước khi ra hoa:Yogen 10-50-10 hoặc siêu lân hiệu con én đỏ của XN Yogen giúp cây ra hoa sớm và đồng loạt.
- Sau khi đậu trái:Yogen 15-30-15 chống rụng trái non.
- Thời kỳ nuôi trái:Yogen 6- 30-30 hoặc siêu Kali hiệu con én đỏ của XN Yogen nhằm làm tăng chất lượng trái.
- Sau khi thu hoạch tỉa cành nhằm thúc đẩy phát triển cành lá mới phun Yogen 30- 10-10 hoặc Yogen 21-21-21
(Nguồn tin: NNVN)
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
- - Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
- - Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
- - Cách trị bệnh chổi rồng, vàng lá trên cây ăn quả
- - Kỹ thuật chăm sóc bưởi da xanh
- - Lắp đặt tưới tiết kiệm cho cây ổi - Lợi nhuận tăng gấp đôi
- - Dùng kiến vàng để diệt sâu cho vườn cây ăn trái
- - Trồng xen măng cụt trong vườn cây ăn trái khác cho hiệu quả kinh tế cao
- - Dòi hại đọt bưởi - Côn trùng mới
- - Canh tác ca cao trên đất nhiễm mặn
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...