


Giới thiệu một số chế phẩm sinh học sử dụng cho cây trồng
Sản phẩm BIMA của Trung Tâm công nghệ sinh học TP. Hồ Chí Minh và Vi-ĐK của Công ty thuốc sát trùng Việt Nam đang được nông dân sử dụng để tăng khả năng hoai mục của phân chuồng và giảm mùi hôi thối; đồng thời phòng chống một số bệnh do nấm Phytophthora palmirova, Furasium solari, Pythium sp, Sclerotium rolfosii. do tác dụng của nấm đối kháng Trichoderma có chứa trong trong chế phẩm.
BIO-F của Viện Sinh học nhiệt đới có chứa Streptomyces sp., Trichoderma sp. và vi khuẩn Bacillus sp. có tác dụng phân hủy nhanh các hợp chất hữu cơ trong phân gia sức, gia cầm, rơm rạ và rác thải sinh hoạt.
BIOBAC, BIOSAR của Khoa nông nghiệp và sinh học ứng dụng của trường Đại học Cần Thơ có tác dụng phòng trừ bệnh đốm vằn do nấm Rhizoctonia solani và bệnh cháy lá lúa do nấm Pyricularia oryxea gây ra.
VINEEM của Công ty thuốc sát trùng Miền Nam, được chiết xuất từ nhân hạt cây Neem (Azadirachta indica A. Juss ) chứa họat chất Azadirachtin có tác dụng gây sự ngán ăn, xua đuổi, ngăn sự lột xác của côn trùng nhiều loại sâu hại như lúa và hoa màu…
OMETAR từ nấm xanh Metarhizium anisopliae và BIOVIP từ nấm trắng Beauveria bassiana của Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long có tác dụng diệt một số sâu bệnh hại lúa và cây ăn trái
BIOSTAR của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam có nguồn gốc từ tuyến trùng ký sinh (Entomopathogenic nematodes) trên một số loài sâu bệnh
PHEROMON giới tính phòng trừ sâu tơ (Plutella xylostella), sâu xanh da láng (Spodoptera exigua), ruồi vàng đục trái ( Bactrocera dorsalis ).
SẢN PHẨM PHÂN HỮU CƠ VI SINH như vi khuẩn cố định đạm khí trời (Azotobacter ), vi khuẩn và nấm phân giải lân khó tan (Bacillus polymixa, Bacillus megaterium, Pseudomonas striata; Aspergillus awamori)
LIPOMYCIN của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam nguồn gốc từ nấm men Lipomyces có khả năng tạo màng nhầy trong điều kiện đất khô hạn, giúp giảm thoát nước để duy trì độ ẩm cho đất trong điều kiện khô hạn.
Để phát triển thị trường thương mại các sản phảm sinh học trong thời gian tới, các nhà khoa học cho rằng cần phải tăng cường việc quảng bá rộng rãi đến nông dân về hiệu quả của chế phẩm sinh học qua các điểm trình trình diễn và tổ chức hội thảo, hướng dẫn về phương pháp sử dụng và bảo quản sản phẩm, nghiên cứu giảm giá thành sản xuất để tăng sức cạnh tranh với các sản phẩm khác
Web Sở KHCN An Giang
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
- - Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
- - Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
- - Cách trị bệnh chổi rồng, vàng lá trên cây ăn quả
- - Kỹ thuật chăm sóc bưởi da xanh
- - Lắp đặt tưới tiết kiệm cho cây ổi - Lợi nhuận tăng gấp đôi
- - Dùng kiến vàng để diệt sâu cho vườn cây ăn trái
- - Trồng xen măng cụt trong vườn cây ăn trái khác cho hiệu quả kinh tế cao
- - Dòi hại đọt bưởi - Côn trùng mới
- - Canh tác ca cao trên đất nhiễm mặn
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...