


Phát hiện loài côn trùng mới: Giòi đục lá sen
Tại ĐBSCL, diện tích trồng sen trong những năm gần đây gia tăng, người dân lại áp dụng biện pháp thâm canh nên sâu bệnh cũng phát triển theo và gây hại đáng kể. Trong cuộc điều tra để thăm dò và đề xuất biện pháp phòng trị gần đây, chúng tôi đã phát hiện một loại côn trùng lạ tấn công trên lá sen còn đang trải trên mặt nước.
Hiện nay, sen được trồng thâm canh ở nhiều tỉnh của vùng đồng bằng sông Cửu Long, chủ yếu là để lấy hạt xuất khẩu, với diện tích lên đến cả ngàn hecta, tập trung nhất là ở Đồng Tháp (Cao Lãnh, Tháp Mười và Châu Thành). Hầu hết các giống sen đều có hoa màu hồng, với chủ lực là giống C1 do Đài Loan nhập vào trồng để thu hoạch cho nhà máy của họ sơ chế thành hạt, tâm và nhụy sen trước khi xuất sang Đài Loan.
Do diện tích trồng gia tăng và việc áp dụng biện pháp thâm canh, sâu bệnh đã phát triển và gây hại đáng kể, nhất là bù lạch và sâu ăn tạp. Trong cuộc điều tra gần đây, chúng tôi đã phát hiện một loại côn trùng lạ tấn công lá sen. Lá bị đục thành những đường ngoằn ngoèo màu nâu (hình A). Ban đầu chỉ là những chấm nhỏ trên mặt lá non, dần dần chúng biến thành những đường đục luồn bên dưới mặt lá, ngày càng lan rộng và làm hư cả phiến lá. Nhìn kỹ thì thấy ở cuối đường đục có chỗ u lên, khi khơi ra sẽ thấy có một con giòi nhỏ màu xanh lá cây, dài 7 - 8 mm, có đầu lớn với hàm bén dùng để đục lá, mình thon, đuôi nhỏ và dài, có chùm lông tơ ở cuối (C). Khi đủ lớn chúng sẽ hóa nhộng bên trong đường hầm và độ một tuần lễ sau sẽ vũ hóa thành con muỗi màu nâu vàng, dài 4 - 5 mm, hơi lớn hơn con muỗi nhà (D). Muỗi đực có thân mình dài, bụng nhọn, với hai râu có nhiều lông tơ. Muỗi cái mập và tròn hơn, râu ngắn và có ít lông tơ. Sau khi bắt cặp, muỗi cái sẽ đẻ trứng vào trong nước và ấu trùng nở ra sẽ bơi đến bám và đục vào mặt dưới của lá trải trên mặt nước để chui vào sống.
Đây là một loài côn trùng mới mà chúng tôi chưa có tài liệu nào đề cập. Qua khóa phân loại của côn trùng thuộc bộ hai cánh (Diptera), có thể xác định loài này thuộc họ Chironomidae (muỗi nước), là một họ muỗi gồm có rất nhiều loài sống trong đầm lầy hay ruộng lúa. Ban đêm muỗi bay xuống để đẻ trứng vào trong nước, nở thành ấu trùng xuống sống trong bùn dưới đáy nước để ăn các chất hữu cơ đang mục nát và phân hủy chúng thành chất mùn. Vì vậy có thể xem đây là loại côn trùng có lợi. Mặt khác, vì chúng còn làm mồi cho cá con, nên có thể coi là nguồn tài nguyên thiên nhiên cần được bảo tồn. Ngược lại, cũng có một số loài ăn các chất hữu cơ còn tươi hơn nên có thể gây hại cho rễ của một số loài thực vật thủy sinh. Và chúng thường xuất hiện nhiều và gây hại nặng trong mùa mưa, làm chết lá khi cây sen còn non và làm sen chậm phát triển.
Hiện nay chưa cần áp dụng các biện pháp diệt trừ bằng hóa chất vì trong ao hay ruộng sen thường có nhiều cá ăn ấu trùng. Điều nên làm hiện nay là theo dõi và cập nhật thông tin để tìm biện pháp xử trí thích hợp.
Theo: http://khoahocphothong.com.vn
Các bài viết khác...
- - Kinh nghiệm về kỹ thuật trồng chuối cho năng suất cao
- - Để trái ớt lớn nhanh, chín đều
- - Kỹ thuật trồng hoa thiên lý
- - Kỹ thuật trồng nấm kim châm
- - LVN154 - Giống bắp chất lượng cao
- - Bọ hung hại mía (Allissonotum Inpressicola) và cách phòng trừ
- - Trồng rau an toàn với thuốc trừ sâu sinh học
- - Trồng rau sạch bằng công nghệ mới
- - Trồng cà tím giống mới lãi 200 triệu đồng/ha
- - Ngô giống Việt: Chưa đủ lực để cạnh tranh
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...